Chiến đấu cơ Iran hộ tống máy bay Nga oanh tạc IS

Tùng Dương |

Lần đầu tiên trong chiến dịch không kích “Nhà nước Hồi giáo” (IS), các chiến đấu cơ F-14 của Iran hộ tống máy bay ném bom Tu-95MS của Nga oanh tạc mục tiêu IS ở Syria.


Sự việc diễn ra hôm 20/11, thời điểm máy bay ném bom Tu-95MS của Nga đang ở trong không phận Iran.

Hai máy bay chiến đấu F-14 của không quân Iran đã hộ tống Tu-95MS khi oanh tạc cơ của Nga phóng tên lửa hành trình từ trên không phận Iran, hướng tới mục tiêu IS tại Syria.

Sự việc diễn ra hôm 20/11, thời điểm máy bay ném bom Tu-95MS của Nga đang ở trong không phận Iran.

Hai máy bay chiến đấu F-14 của không quân Iran đã hộ tống Tu-95MS khi oanh tạc cơ của Nga phóng tên lửa hành trình từ trên không phận Iran, hướng tới mục tiêu IS tại Syria.

Bay cùng các chiến đấu cơ F-14 còn có tiêm kích đa năng Su-30SM của Nga bay theo bảo vệ.
Bay cùng các chiến đấu cơ F-14 còn có tiêm kích đa năng Su-30SM của Nga bay theo bảo vệ.
Chiến đấu cơ F-14 do tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ chế tạo, là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Hải quân Mỹ thập niên 1970, được Mỹ bán F-14 cho Iran theo yêu cầu của vua Reza Pahlavi, lúc đó là đồng minh quan trọng của Mỹ. 
Chiến đấu cơ F-14 do tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ chế tạo, là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Hải quân Mỹ thập niên 1970, được Mỹ bán F-14 cho Iran theo yêu cầu của vua Reza Pahlavi, lúc đó là đồng minh quan trọng của Mỹ. 

Năm 1972, các cuộc thương lượng giữa vua Pahlavi với Tổng thống Mỹ Richard Nixon bắt đầu, và đến năm 1977 những chiếc F-14 đầu tiên được giao cho Iran, trong khi Hải quân Mỹ chỉ mới nhận được một số. 

Cho đến năm 1979 khi cuộc cách mạng Hồi giáo Iran bùng nổ, Mỹ đã giao 79 chiếc F-14 cho Iran.

Năm 1972, các cuộc thương lượng giữa vua Pahlavi với Tổng thống Mỹ Richard Nixon bắt đầu, và đến năm 1977 những chiếc F-14 đầu tiên được giao cho Iran, trong khi Hải quân Mỹ chỉ mới nhận được một số.

Cho đến năm 1979 khi cuộc cách mạng Hồi giáo Iran bùng nổ, Mỹ đã giao 79 chiếc F-14 cho Iran.


Hiện Iran là nước duy nhất sở hữu dòng máy bay này với gần 50 chiếc.

Trong khoảng thời gian 20 năm bị phương Tây cấm vận, các loại máy bay Mỹ trong không quân Iran không tìm được nguồn cung cấp linh kiện và bảo dưỡng kỹ thuật theo tiêu chuẩn, lại bị tổn thương nặng nề trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq.

Hiện Iran là nước duy nhất sở hữu dòng máy bay này với gần 50 chiếc.

Trong khoảng thời gian 20 năm bị phương Tây cấm vận, các loại máy bay Mỹ trong không quân Iran không tìm được nguồn cung cấp linh kiện và bảo dưỡng kỹ thuật theo tiêu chuẩn, lại bị tổn thương nặng nề trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq.


Tuy nhiên, Iran vẫn nỗ lực nâng cấp để duy trì hoạt động của phi đội máy bay này đến năm 2030, kể cả lùng mua phụ tùng trên thị trường chợ đen.

Do đó, quá nửa số máy bay F-14A hiện vẫn đang hoạt động bình thường. Ngoài ra, không quân Iran cũng còn có khá nhiều chiến đấu cơ do Mỹ chế tạo, bao gồm 120 chiếc máy bay chiến đấu đa năng F-4 Phantom II và F-5 Tiger II.

Tuy nhiên, Iran vẫn nỗ lực nâng cấp để duy trì hoạt động của phi đội máy bay này đến năm 2030, kể cả lùng mua phụ tùng trên thị trường chợ đen.

Do đó, quá nửa số máy bay F-14A hiện vẫn đang hoạt động bình thường. Ngoài ra, không quân Iran cũng còn có khá nhiều chiến đấu cơ do Mỹ chế tạo, bao gồm 120 chiếc máy bay chiến đấu đa năng F-4 Phantom II và F-5 Tiger II.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong ngày 20/11, các oanh tạc cơ Tu-160, Tu-95MS và Tu-22M3 đã thực hiện hàng loạt vụ phi vụ tấn công IS ở Syria.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong ngày 20/11, các oanh tạc cơ Tu-160, Tu-95MS và Tu-22M3 đã thực hiện hàng loạt vụ phi vụ tấn công IS ở Syria.
Theo đó, một tốp máy bay Nga xuất phát từ các sân bay ở phía Bắc đã bay vòng sang Đại Tây Dương, xuyên qua eo biển Gibralta vào Địa Trung Hải, phóng tên lửa hành trình Kh-555 từ vùng biển này vào các mục tiêu của IS ở lãnh thổ Syria. Sau đó bay qua Iraq, Iran và trở về Nga.
Theo đó, một tốp máy bay Nga xuất phát từ các sân bay ở phía Bắc đã bay vòng sang Đại Tây Dương, xuyên qua eo biển Gibralta vào Địa Trung Hải, phóng tên lửa hành trình Kh-555 từ vùng biển này vào các mục tiêu của IS ở lãnh thổ Syria. Sau đó bay qua Iraq, Iran và trở về Nga.
Một tốp máy bay ném bom khác đã xuất phát từ các sân bay phía nam, bay vào không phận Iran. Trên đường hành trình, các máy bay ném bom Tu-95MS và Tu-160 Nga đã phóng tên lửa hành trình Kh-555 trong khu vực không phận Iran vào các mục tiêu IS ở Syria.
Một tốp máy bay ném bom khác đã xuất phát từ các sân bay phía nam, bay vào không phận Iran. Trên đường hành trình, các máy bay ném bom Tu-95MS và Tu-160 Nga đã phóng tên lửa hành trình Kh-555 trong khu vực không phận Iran vào các mục tiêu IS ở Syria.

Trong khi đó, các máy bay ném bom Tu-22M3 đã tiếp tục bay sang không phận Iraq để tới Syria thực hiện các đợt oanh tạc bằng bom vào các cứ điểm của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

Các tốp máy bay này sau đó đều quay về cũng bằng con đường cũ.

Trong khi đó, các máy bay ném bom Tu-22M3 đã tiếp tục bay sang không phận Iraq để tới Syria thực hiện các đợt oanh tạc bằng bom vào các cứ điểm của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

Các tốp máy bay này sau đó đều quay về cũng bằng con đường cũ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại