Cận cảnh pháo kéo M777 và M119A1 của Mỹ

Pháo kéo Mỹ ở thời điểm hiện tại đang được phát triển theo 3 hướng chính. Pháo hạng nhẹ M777 155mm và M119A1 105mm đã được trang bị cho quân đội Mỹ nhưng M119A1 105mm sẽ được thu hồi về nơi sản xuất, bởi theo kế hoạch M119A1 ngừng trang bị vào cuối những năm 90.

Cận cảnh pháo kéo M777 và M119A1 của Mỹ
 

Pháo kéo M777 được thiết kế và sản xuất bởi công ty BAE Systems. Hệ thống mới này có hiệu suất tốt hơn với trọng lượng giảm đi một nửa. Trọng lượng của vũ khí là 4.220 kg do sử dụng nhiều titan trong cấu trúc, nhờ đó có thể vận chuyển M777 bằng móc treo bên ngoài máy bay trực thăng. M777 là pháo kéo nhẹ nhất của loại này. Chiều dài của M777 là 10,2 m.

Cận cảnh pháo kéo M777 và M119A1 của Mỹ
 

Cấu trúc của pháo M777 sử dụng hệ thống tăng cường hỏa lực. Vũ khí này chính là hệ thống tên lửa đạn đạo di động HIMARS kèm theo bệ phóng chứa 6 tên lửa thay vì 2, được sử dụng trong các hệ thống tên lửa.

Phương tiện để vận chuyển M777 là máy kéo 6x6. Việc giảm trọng pháo cho phép thiết bị có thể được vận chuyển bằng đường hàng không, bao gồm cả pháo V-22 Osprey, nhưng không thể đối với M198.

Pháo kéo hạng nhẹ M777 được sử dụng để thay thế hệ thống đại bác của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhằm yểm trợ trực tiếp. Hệ thống dùng để yểm trợ các đơn vị chiến đấu và yểm trợ trực tiếp trung đoàn kỵ binh thiết giáp, thay thế pháo kéo M198 .

Cận cảnh pháo kéo M777 và M119A1 của Mỹ
 

Ngay sau khi pháo M777 được trang bị, Mỹ đã lên kế hoạch nâng cấp nó, mục đích chính là cải thiện hệ thống điều khiển hỏa lực. Thậm chí, Mỹ xem việc thay thế M777 nằm trong khuôn khổ trương trình NLOS-C (vũ khí tương lai không đường ngắm). Công nghệ này đã thử nghiệm trên nòng pháo M777. Để tăng tính di động một trong những phiên bản M777 được trang bị đai xích.

Cận cảnh pháo kéo M777 và M119A1 của Mỹ
 

M777 sử dụng cùng một loại đạn giống như phiên bản trước đó. Pháo được trang bị màn hình hiển thị thông tin cho phép gửi tin nhắn văn bản tính toán hỏa lực. Kết quả là M777 có thể khai hỏa sau 4 phút nhận được lệnh. Để khai hỏa có thể sử dụng đạn điều khiển M982 Excalibur với phạm vi tiêu diệt mục tiêu lên đến 40km, độ lệch tối đa không quá 10m.

Cận cảnh pháo kéo M777 và M119A1 của Mỹ
 

Pháo kéo M119A1 105-mm được thiết kế dựa trên pháo L118 sản xuất tại Anh. Có một thời gian, cơ quan chỉ huy của quân đội Mỹ đã quyết định ngừng trang bị pháo M119A1 để thay thế bằng M777. Tuy nhiên, tính năng cơ động của vũ khí, khả năng sử dụng các lực lượng đặc biệt khi tác chiến và trang bị đạn pháo tầm xa đã làm cho M119A1 đáng sợ hơn rất nhiều.

Cận cảnh pháo kéo M777 và M119A1 của Mỹ
 

Việc vận chuyển được thực hiện bằng cáp treo trên trực thăng vận tải CH-47 và UH-60, tiếp đất bằng dù. Để kéo M119A1 sử dụng xe M1097.

Tổ hợp pháo M119A1 được trang bị súng M760 chứa đạn nổ và súng M913 chứa đạn nổ phản ứng chủ động. Ngoài ra, còn có một phiên bản cải tiến để bắn đạn nổ M1 của Mỹ / NATO. Hướng cơ bản của việc nâng cấp là chế tạo ra đạn xuyên thép. Điều này làm tăng phạm vi hỏa lực của M119A1 từ 11,5km lên 17,1 km.

Cận cảnh pháo kéo M777 và M119A1 của Mỹ
 

Phiên bản M119A1 được quan tâm nhất là phiên bản Nam Phi với đại bác thử nghiệm 105 mm có phạm vi hỏa lực từ 24-30km dùng đạn sinh khí và đạn phân mảnh có bán kính hỏa lực giống đạn 155 mm. M119A1 hiện vẫn được trang bị trong quân đội.

Cận cảnh pháo kéo M777 và M119A1 của Mỹ
 

Tính năng kỹ chiến thuật của pháo M777 / M119A1:

-Cỡ đạn - 155 mm/105 mm;

-Trọng lượng - 3745 kg /1936kg;

-Chiều dài - 9275mm /4870mm;

+Chiều rộng - 2770 mm/1780 mm;

-Chiều cao - 2260 mm/1370 mm;

-Góc nâng tối đa - 70 độ;

-Góc xuống tối thiểu - -5 độ/-5, 5 độ;

-Góc quay ngang - 45 độ/11độ;

-Phạm vi hỏa lực với đạn tiêu chuẩn - 24.690m/11.500m.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại