Quan hệ Moscow - Ankara đang trải qua thử thách?

Thanh Bình |

Gần đây, đã có nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Nga, nhưng bằng cách này hay cách khác đều được giải quyết bằng công thức thỏa hiệp mà ông Erdogan và ông Putin đã tìm ra.

Theo tờ Hürriyet của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày nay một mô hình quan hệ đang được thiết lập giữa Ankara và Moscow, có thể được mô tả là “sự cạnh tranh và hợp tác thông qua xung đột”, nhưng chỉ có thời gian mới biết được liệu mô hình này được phát triển trong các cuộc khủng hoảng trong quá khứ có hiệu quả hay không.

Hôm 26/10, Nga đã tiến hành một cuộc không kích lớn nhằm vào một nhóm vũ trang đối lập thân cận với Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria).

Ba ngày trước đó, cuộc tấn công nhắm vào khu vực đặt các nhà máy lọc dầu sản xuất nhiên liệu diesel và thị trường tiêu thụ loại nhiên liệu này gần làng Al-Qussa ở thành phố Jerablus, Syria. Theo Hürriyet, việc hai cuộc tấn công lần lượt diễn ra đủ rõ ràng cho thấy mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga đang có nền tảng mong manh như thế nào trong những ngày này.

Ấn bản của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, “vào thời điểm quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp một số áp lực do sự hỗ trợ mà Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho Azerbaijan trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh và Nga đang nhúng tay vào Syria, do đó với những động thái này như 'đổ thêm dầu vào lửa'”.

Trong bối cảnh đó, cần nhớ lại cuộc điện đàm diễn ra giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vào ngày 14/10. Trong một tuyên bố của Điện Kremlin sau cuộc điện đàm, các bên nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết chấm dứt đổ máu và tiến tới giải quyết hòa bình trong vấn đề ở Nagorno-Karabakh.

Quan hệ Moscow - Ankara đang trải qua thử thách? - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, một tuyên bố của chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến các cuộc đàm phán cho biết:

“Tổng thống Erdogan nói rằng Armenia, quốc gia gây ra cuộc khủng hoảng mới bằng cách tấn công lãnh thổ của Azerbaijan, đang cố gắng củng cố việc chiếm đóng các vùng đất của Azerbaijan đã kéo dài gần 30 năm và Thổ Nhĩ Kỳ là một phần trong Nhóm OSCE Minsk, đồng thời trong khuôn khổ quan hệ song phương chủ trương giải quyết lâu dài vấn đề này”.

“Việc các điểm nhấn trong tuyên bố của hai bên không được đặt ngang nhau trên tất cả các vị trí cho thấy Moscow không muốn che giấu những bất đồng với Ankara. Về vấn đề này, có thể dễ dàng đoán rằng với sự trợ giúp của hai cuộc tấn công đang được xem xét, Nga đang cố gắng đạt được thêm sức mạnh để thương lượng chống lại Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc đàm phán quan trọng về Kavkaz, bao gồm cả Syria”, Hürriyet nhận định.

“Từ quan điểm này, có thể giả định rằng một phương trình đang được xây dựng trong mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga theo nguyên tắc các mạch liên lạc, một bên là Syria, một bên kia là Kavkaz”, Hürriyet giải thích.

Hürriyet kết luận, đã có nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga gần đây, do đó các bên nghiêm túc đối mặt với nhau. Tuy nhiên, với tất cả những sóng gió đã phát sinh, những cuộc khủng hoảng này bằng cách nào đó có thể được khắc phục bằng các công thức thỏa hiệp đã được tìm ra bởi ông Erdogan và ông Putin.

Ngày nay, giữa Ankara và Moscow, một mô hình quan hệ đặc biệt đang được củng cố có thể được mô tả là “sự cạnh tranh và hợp tác thông qua xung đột”, nhưng liệu mô hình này có hiệu quả hay không thì chỉ có thời gian mới trả lời được. Hiện nay, có cảm giác rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vẫn chưa đạt được thỏa hiệp.

Trước đó, hôm 27/10 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các diễn biến tại khu vực vung đột Nagorno-Karabakh, hợp tác giải quyết khủng hoảng Syria và triển vọng bình thường hóa tình hình ở Libya.

Trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Tổng thống Putin đã bày tỏ quan ngại về các hoạt động quân sự đang diễn ra ở khu vực xung đột Nagorno-Karabakh.

Nhà lãnh đạo Nga cũng thông báo cho người đồng cấp Thổ Nhĩ kỳ “về các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo Azerbaijan và Armenia, cũng như các bước đang được thực hiện để đạt được đình chiến càng sớm càng tốt và giảm leo thang khủng hoảng”.

Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng thảo luận về tình hình Syria, tầm quan trọng của các nỗ lực chung nhằm thực hiện các thỏa thuận về ổn định ở Idlib và Euphrates. Các nhà lãnh đạo cũng trao đổi ý kiến về một giải pháp chính trị ở Syria, bao gồm cả sự hỗ trợ của các quốc gia bảo lãnh cho “tiến trình Astana”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại