Vũ khí Nga - Mỹ từng khiến QĐ Syria "thất điên bát đảo": Rất uy lực nhưng đã bị tóm sống!

Tú Anh |

Phần lớn các vũ khí bị Quân đội Syria tịch thu đều do Mỹ cung cấp theo kế hoạch của một chiến dịch bí mật nhằm huấn luyện và vũ trang cho các nhóm nổi dậy chống chính phủ ở Syria.

Theo Hãng thông tấn Nhà nước Syria (SANA), Quân đội Chính phủ nước này (SAA) vừa phát hiện và thu giữ được một kho vũ khí quy mô lớn trong chiến dịch tìm kiếm ở địa bàn phía Nam đất nước. 

 Kho vũ khí khổng lồ này gồm rất nhiều chủng loại khác nhau, trong đó có: 

- 3 hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) TOW do Mỹ chế tạo cùng với 4 tên lửa; 

- 3 ATGM Metis-M của Nga và 6 tên lửa; 

- 2 kính ngắm ảnh nhiệt 1PBN86-VI; 

- 1 hệ thống tên lửa chống tăng Malyutka từ thời Liên Xô; 

- 7 ATGM Fagot và 1 hệ thống tên lửa chống tăng Konkurs do Bulgary chế tạo; 

- Một số đạn chống tăng của hệ thống M79 do Nam Tư cũ sản xuất; 

Vũ khí Nga - Mỹ từng khiến QĐ Syria thất điên bát đảo: Rất uy lực nhưng đã bị tóm sống! - Ảnh 1.
Vũ khí Nga - Mỹ từng khiến QĐ Syria thất điên bát đảo: Rất uy lực nhưng đã bị tóm sống! - Ảnh 2.
Vũ khí Nga - Mỹ từng khiến QĐ Syria thất điên bát đảo: Rất uy lực nhưng đã bị tóm sống! - Ảnh 3.
Vũ khí Nga - Mỹ từng khiến QĐ Syria thất điên bát đảo: Rất uy lực nhưng đã bị tóm sống! - Ảnh 4.
Vũ khí Nga - Mỹ từng khiến QĐ Syria thất điên bát đảo: Rất uy lực nhưng đã bị tóm sống! - Ảnh 5.

Loạt vũ khí bị Quân đội Syria thu giữ ngày 3/6

Trong kho vũ khí vừa phát hiện được, Quân đội Chính phủ Syria cũng tìm thấy một máy bay không người lái (UAV) DJI Matrice. SANA dẫn lời một sĩ quan Quân đội Syria cho biết, loại UAV này đã được cải tiến để mang theo các đầu đạn cỡ nhỏ và các hệ thống quang học.

Theo South Front, phần lớn các vũ khí bị tịch thu ở trên đều do Mỹ cung cấp theo kế hoạch của một chiến dịch bí mật nhằm huấn luyện và vũ trang cho các nhóm nổi dậy chống chính phủ ở Syria. 

Chiến dịch này có mật danh “Timber Sycamore,” và được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama phên chuẩn năm 2013. Tuy nhiên, 3 năm sau đó nó đã bị Tổng thống Donald Trump dừng hoạt động.

Ra đời từ những năm 1970, tổ hợp tên lửa chống tăng BGM-71 TOW và các biến thể của nó là một trong những dòng tên lửa chống tăng phố biến nhất trên thế giới. Với khối lượng toàn tổ hợp khoảng 22kg, TOW có tầm bắn tới 4.200m và có thể trang bị vác vai hoặc lắp đặt trên nhiều phương tiện chiến đấu.

Trang bị đầu nổ mạnh với hiệu ứng nổ lõm, đạn tên lửa TOW có thể xuyên 900mm giáp thép đồng nhất (RHA) kể cả khi được gia cố bằng giáp phản ứng nổ (ERA).

Mặc dù rất cũ nhưng tên lửa chống tăng BGM-71A vẫn tỏ ra là một vũ khí cực kỳ lợi hại. Chiến trường Syria chính là nơi đã chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của dòng tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây dẫn tưởng như đã lùi vào dĩ vãng này. Rất nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT), xe thiết giáp, lô cốt, công sự vững chắc, thậm chí cả trực thăng đã bị TOW tiêu diệt.

Trong khi đó, hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M là một trong những tổ hợp chống tăng rất hiện đại do Cục thiết kế khí cụ KBP sản xuất từ năm 1992 và đã được Nga xuất khẩu số lượng lớn sang Syria. 

Metis-M gồm ba thành phần chính: Bệ phóng 9P151; kính ngắm hồng ngoại 1PBN86-VI và tên lửa chống tăng 9M131. Hệ thống được đánh giá có thể triển khai từ hành quân sang chiến đấu trong vòng 15-20 giây, có thể bắn với tốc độ 3-4 phát/phút với kíp chiến đấu 1-2 người.

Metis-M tăng cường chất lượng của thiết bị phóng với các cải tiến khác nhau để tăng độ chính xác và mức độ sát thương. Do tên lửa có đường kính và trọng lượng nhỏ nên dễ dàng mang vác lắp đặt. 

Metis-M được ghi nhận sử dụng lần đầu tiên ở Syria vào ngày 7/3/2012 khi Quân đội Syria tự do (FSA) sử dụng nó để hạ một máy bay MiG-23MS của Không quân Syria. Sau đó, chúng được dùng rộng rãi tấn công các kho tàng, xe tăng T-72 của chính quyền Syria.

Kho vũ khí bị Quân đội Syria thu giữ ngày 3/6/2019

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại