Cuộc tập trận quy mô lớn bao gồm nhân sự từ nhiều quốc gia NATO và đối tác.
Đánh giá lại các giá trị
Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, việc cắt giảm dần lực lượng của khối NATO ở châu Âu bắt đầu. Quá trình này được nhận thấy rõ hơn khi Liên Xô sụp đổ. Lực lượng vũ trang của Nga bị suy sụp đã không được NATO coi là mối đe doạ thực sự. Vi thế liên minh đã cắt giảm số lượng không chỉ về người, mà cả kỹ thuật quân sự.
Hiện nay ở châu Âu thực sự không còn tăng “Abrams” và máy bay cường kích A-10, tất cả chúng đã được đưa trở về nước Mỹ. Tuy nhiên, xét theo những xu thế gần đây, Hoa Kỳ - nước chiếm tới hơn 30% sức mạnh chiến đấu tổng thể của NATO - vào bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Âu.
Trước hết, nói về các nước Đông Âu, những nước luôn tuyên bố về “mối đe doạ quân sự Nga”. Mua vũ khí và kỹ thuật, tiến hành tập trận, họ muốn chứng minh rằng bằng những nỗ lực chung với liên minh, họ có khả năng đánh trả bất cứ cuộc xâm lược nào từ phía Đông.
Các nước thành viên lớn của NATO như Đức, Pháp, và Vương quốc Anh hiện đang vướng bận những vấn đề trong nước và không còn cháy bỏng mong muốn tăng thêm sự hiện diện của mình trong Liên minh.
Xe tăng của quân đội Mỹ. Ảnh: RT
Minh chứng cho điều này là vai trò của họ ở Trung Đông, nơi họ cử đến hạn ngạch không đáng kể lực lượng vũ trang và hoàn toàn không có ý định chiến đấu ở đó. Thậm chí người Mỹ, mà sự tham gia của họ vào liên minh không thành viên nào sánh nổi, thời gian gần đây thể hiện quán tính ngày càng lớn đối với những thách thức địa chính trị.
Những thiết bị quân sự đặc biệt chiến đấu với những mối đe doạ tiềm năng cũng được thay thế bởi các biện pháp hành chính. Sự chuyển dịch mối quan tâm của họ về phía đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố, tội phạm mạng và cướp biển chứng minh sự biến đổi các giá trị truyền thống của NATO.
Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận. (Nguồn: worldbulletin.net)
Sau “mùa xuân Crimea” năm 2014, các thành viên châu Âu của NATO bắt đầu tăng cường chi phí quốc phòng. Chẳng hạn, ngân sách chung của NATO trong năm 2017 đạt mức kỷ lục 946 tỉ USD, tăng 4,3 % so với năm 2016.
Điều này ảnh hưởng thế nào đến sức mạnh của các nước thuộc biên chế của khối? Theo tài liệu của Global Firepower, chỉ có 5 thành viên của Liên minh (Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ) có thể khoe khoang rằng lực lượng vũ trang của họ thuộc top 10 quân đội có khả năng chiến đấu cao nhất hành tinh. Tuy nhiên, trong NATO cũng tồn tại những “mắt xích yếu nhất”.
Cộng hòa Iceland
Iceland là thành viên duy nhất của liên minh không có quân đội. Toàn bộ đơn vị được quân sự hoá của quốc đảo là bảo vệ bờ biển: gồm 130 người, 3 tàu tuần tra, một ca nô tuần tra, 1 máy bay và 3 trực thăng. Mặc dù vậy, từ năm 2015 Iceland đã nằm trong số các thành viên tham gia chương trình “Ủng hộ quyết liệt” của NATO, được thực hiện ở Afghanistan. Iceland đã cử đến đó hai cảnh sát.
Theo thoả thuận với Mỹ, an ninh của quốc đảo này do lực lượng của quốc gia bên kia đại dương đảm bảo, nhưng không triển khai thường xuyên hạn ngạch của mình trên đảo. Về thực chất Iceland đóng vai trò một tàu sân bay không chìm của NATO. Đóng góp của Iceland vào ngân sách chung của liên minh là ít nhất trong tất cả những nước thành viên – dưới 0,05%.
Luxembourg
Lực lượng vũ trang của Luxembourg, không kể Iceland, yếu nhất trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Quốc gia này nhỏ nhất trong khối và đứng thứ hai từ dưới lên, sau Iceland, về dân số (hơn 600 nghìn dân).
Luxembourg không có lực lượng không quân, không có hạm đội quân sự, còn quân số chung của lực lượng mặt đất là gần 900 người. Tuy nhiên, hàng năm chính quyền nước này vẫn trích 370 triệu USD cho ngân sách quân sự.
Vai trò chủ yếu của lực lượng lục quân Luxembourg, đứng đầu là tổng tư lệnh tối cao - đại công tước, là cùng với cảnh sát và hiến binh duy trì trật tự xã hội. Tuy nhiên, xét theo tình hình kinh tế - xã hội ở đất nước, họ hoàn toàn không có việc làm.
Lính Lữ đoàn dù số 173 của Mỹ đang huấn luyện tại Italy. (Nguồn: Dvidshub)
Latvia
Quân số lực lượng vũ trang của Latvia là 5.700 người, ngoài lục quân còn có không quân và hạm đội, dù đại diện của chúng khiêm tốn hơn. Hải quân của Latvia gồm 750 người, không quân có tất cả 250 người. Chi phí quân sự ở Latvia (400 triệu USD) lớn hơn so với Luxembourg, nhưng thua kém các nước láng giềng Estonia (497 triệu USD) và Litva (630 triệu USD).
Latvia buộc phải kêu gọi giúp đỡ quân sự từ những nước mạnh hơn của liên minh cả về sức người và kỹ thuật, cũng như tiền bạc. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây đã tuyên bố rằng đến năm 2022 đóng góp vào khu vực quốc phòng của Latvia đạt 71 triệu euro.
Liên minh cũng thông qua quyết định rằng Canada sẽ bảo vệ Latvia khỏi mối đe doạ tiềm tàng từ phía Nga. Tuy nhiên, các quân nhân Canada với thành phần 445 người từ phân đội “Tomahawk” chỉ là hạt nhân của tiểu đoàn đa quốc gia, trong đó cùng với binh sĩ của Canada có các đại diện của Italy, Albania, Ba Lan và Slovenia.
Albania
30 năm gần đây, Albania là nước ủng hộ triệt để chính sách quân sự của Mỹ ở châu Âu và Trung Đông. Năm 2009 nó trở thành thành viên đủ quyền hạn của NATO và hiện nay đang tham gia tích cực vào các sứ mệnh của liên minh ở Bosnia, Afghanistan và Iraq. Chi phí quân sự của Albania tương đối khiêm tốn, trung bình không vượt quá 200 triệu USD.
Mới đây nghị việnAlbania tuyên bố ý định đưa ngân sách quốc phòng của đất nước lên 1,25 % tổng sản phẩm quốc nội, thay cho 1,17 % như hiện nay. Nhưng cần tính đến việc: cải tổ quân sự 10 năm do Albania dự kiến chủ yếu do Lầu Năm Góc tài trợ tài chính. Hiện quân số lực lượng vũ trang của Albania là hơn 14.000 người.
Trong đó có Lữ đoàn phản ứng nhanh, trung đoàn biệt kích – dù, các lữ đoàn không quân và hải quân. Kết quả của cuộc cải tổ, chính quyền Albania dự định tăng hạn ngạch quân sự đến 30.000, nhưng theo nhận xét của các chuyên gia, điều đó không chắc sẽ nâng cao được khả năng chiến đấu của đất nước này.