Nỗi sợ thầm kín của Masayoshi Son: Tất cả những người kế nghiệp tiềm năng đều rời đi không rõ lý do, trở thành "nhân vật không thể ốm" ở SoftBank

Vân Đàm |

Masayoshi Son sợ nếu ốm, đế chế trăm tỷ USD của ông không biết sẽ ra sao.

Tờ Financial Times mở đầu bài viết nói rằng, với những doanh nhân hy vọng nhận được sự giúp đỡ về vốn của Masayoshi Son , đại dịch Covid-19 đã khiến họ khó khăn hơn trong việc gặp gỡ trực tiếp nhà sáng lập SoftBank.

Ngay cả bây giờ, tức là 2 năm sau khi đại dịch bùng phát, Son vẫn không đi ra khỏi Nhật Bản, thường xuyên chuyển sang họp video online. Những vị khách đến gặp Son, dù là từ Nhật Bản hay ở nước ngoài đều được yêu cầu xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR trong 3 ngày liên tiếp.

Quản lý rủi ro sức khỏe đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho bấy kỳ nhà lãnh đạo nào trong suốt đại dịch. Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn ngày càng trầm trọng làm dấy lên nguy cơ về việc một nhân vật không thể thay thế như Son bị ốm.

Chỉ trong riêng 2 năm qua, một lượng lớn các lãnh đạo cấp cao đã rời khỏi SoftBank . Người mới nhất và đáng chú ý nhất là Rajeev Misra - Chủ tịch quỹ Vision Fund 100 tỷ USD. 

Cựu lãnh đạo Sprint Marcelo Calure cũng đã rời đi vào năm nay và Katsunori Sago - Giám đốc chiến lược cũng là cựu lãnh đạo Goldman Sachs cũng đã từ chức vào cuối năm ngoái. Trong khi đó, dù Son chưa từng thừa nhận công khai nhưng cả 3 cá nhân này vốn đều được xem là những người kế nghiệp tiềm năng của ông.

"Thật tốt nếu Rajeev là người kế nghiệp hoặc nếu là một ai đó nhưng điều đáng lo ngại là sự rời đi liên tiếp của rất nhiều người. Vấn đề kế nhiệm Masayoshi Son thậm chí còn là một rủi ro với cả những tổ chức tài chính", theo một nhân viên ngân hàng làm việc thân cận với Son.

Đã có 3 cái tên khác rời đi gồm cả Giám đốc tuân thủ - một cựu nhân viên Deutsche Bank. Những người này đều có nhiều lý do khác nhau. Một vài người nói rằng họ cảm thấy không được trọng dụng và không hài lòng với lương thưởng. Trong khi một số khác thì lo ngại về những vấn đề tuân thủ tại tập đoàn hoặc rời đi sau những xung đột nội bộ trong ban lãnh đạo.

Việc hàng loạt lãnh đạo cấp cao rời đi còn đến đúng vào thời điểm Vision Fund chứng kiến thua lỗ kỷ lục trong bối cảnh đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ cũng như việc Trung Quốc ra tay chấn chỉnh các big tech ở trong nước.

Vấn đề kế nghiệp vốn đang lan rộng trên khắp các tập đoàn và doanh nghiệp Nhật Bản. 2 người bạn của Son - người sáng lập Nidec - nhà cung ứng cho Apple và chủ sở hữu Uniqlo cũng đang gặp rắc rối về vấn đề người thừa kế.

Hồi tháng 4, Shigenobu Nagamori, 77 tuổi - nhà sáng lập Nidec và cựu thành viên hội đồng quản trị SoftBank đã quay trở lại nắm vị trí CEO và loại bỏ người thừa kế trước đó được ông lựa chọn cẩn thận sau khi giá cổ phiếu công ty giảm. "Tôi sẽ không vội vàng với vấn đề người kế nghiệp. Tôi rất phù hợp vì vậy thôi không muốn vị đối xử như một ông già".

Son, người sẽ bước sang tuổi 65 vào tháng tới cũng đã nói về vấn đề tìm người thừa kế, nói rằng sự dịch chuyển sang một tập đoàn đầu tư đã giúp ông dễ dàng điều hành công ty mà không phải tham gia vào hoạt động hàng ngày. Ông lên kế hoạch dẫn dắt công ty cho tới khi ngoài 70 tuổi.

"Tôi xác định sẽ tìm kiếm người kế vị nhưng tôi vẫn muốn có thêm những niềm vui. Bây giờ tôi vẫn đang trong tình trạng rất tốt".

Son nổi tiếng bị thu hút bởi những nhân vật có cá tính lớn và tranh luận với họ. Tình anh em của ông với Nikesh Arora - cựu lãnh đạo Google và cũng là một người thừa kế tiềm năng khác của Son đã chấm dứt đột ngột vào năm 2016. Arora đổ lỗi cho việc rời đi của mình là bởi sự thay đổi trong thời gian lãnh đạo. Tuy nhiên, tranh luận cũng nổ ra khi Son chuẩn bị thực hiện một bước ngoặt triệt để trong định hướng chiến lược của công ty.

Trong trường hợp của Arora, kế hoạch biến SoftBank thành một phiên bản châu Á của Berkshire Hathaway không bao giờ phù hợp với cách thực hiện các thỏa thuận tự do của Son. Ngay sau khi Arora rời đi, Son đã công bố thương vụ mua lại nhà thiết kế chip Arm của Anh trị giá 32 tỷ USD, công ty mà sau đó ông đã cố gắng nhưng không thể chuyển giao cho Nvidia.

Tương tự, Sago gia nhập SoftBank vào năm 2018, một năm sau khi ra mắt Vision Fund. Nhưng ông đã phải vật lộn để tìm kiếm một vai trò cho mình sau khi tập đoàn chuyển từ một nhà điều hành tài sản sang một nhà đầu tư công nghệ toàn cầu.

Misra có thể đã tìm thấy điều gì đó thú vị hơn với quỹ mới của mình nhưng thời điểm rời đi của ông đang thúc đẩy suy đoán về tương lai của Vision Fund. Điều này cũng đặt ra câu hỏi liệu Son có làm điều gì đó mới một lần nữa hay không. Nếu đúng như vậy, có khả năng ông ấy sẽ không sớm tìm kiếm người kế nhiệm - ít nhất là cho đến khi chiến lược của SoftBank rõ ràng hơn.

Nguồn: Financial Times

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại