30 tuổi vẫn còn "rỗng túi" thì rất có thể bạn đã mắc phải 6 sai lầm tài chính nghiêm trọng này, cần tránh xa ngay từ lúc còn trẻ kẻo mãi hoàn nghèo

Lâm Ngọc |

Việc chuẩn bị tốt ở giai đoạn 20-30 tuổi sẽ giúp bạn có những bước nhảy vọt về tài chính trong những năm tháng quan trọng tiếp theo của cuộc đời.

1. Không có quỹ khẩn cấp

Có một quỹ khẩn cấp là chìa khóa để tránh mắc phải nợ nần sau này trong cuộc sống. Tốt nhất, quỹ khẩn cấp có thể đủ trang trải chi phí sinh hoạt từ 3-6 tháng để bạn có thể đối phó với những trường hợp bất ngờ như mất việc làm hoặc các vấn đề về y tế tốn kém.

Thật khôn ngoan khi đặt quỹ khẩn cấp trong tài khoản tiết kiệm không phải tài khoản đầu tư vì như vậy bạn sẽ có thể sử dụng bất kỳ lúc nào và không phải lo lắng về sự suy thoái của thị trường ảnh hưởng đến số tiền bạn có.

2. Không có bảo hiểm

Nhiều người không muốn mua bảo hiểm vì họ nghĩ rằng họ đang trả tiền cho một thứ mà họ hy vọng sẽ không bao giờ sử dụng.

Tuy nhiên, hậu quả của việc không có bảo hiểm lớn đến mức có thể "thổi bay" bạn về mặt tài chính. Ví dụ, một trường hợp khẩn cấp y tế hoặc tai nạn trong công việc, có thể thay đổi quỹ tài chính của bạn.

Các loại bảo hiểm mà mọi người không nhất thiết phải mua, nhưng thực sự hữu ích là:

- Bảo hiểm nhân thọ có thời hạn để thay thế thu nhập của bạn cho vợ/chồng hoặc con cái trong trường hợp tử vong.

- Bảo hiểm y tế để đảm bảo rằng một hóa đơn y tế lớn không khiến bạn phá sản.

- Bảo hiểm tàn tật để đảm bảo rằng bạn và gia đình của bạn có thể duy trì mức sống của mình nếu bạn bị thương hoặc không thể làm việc.

- Bảo hiểm cho người thuê nhà, nếu bạn không sở hữu nhà. Với bảo hiểm này, bạn có thể thay thế đồ đạc của mình trong trường hợp bị mất cắp hoặc thiệt hại do hỏa hoạn, lũ lụt hoặc thảm họa khác.

3. Thanh toán tối thiểu khoản nợ có lãi suất cao

Nếu bạn có các khoản vay sinh viên lãi suất cao (với lãi suất trên 5.8% ), các khoản vay cá nhân hoặc nợ thẻ tín dụng, bạn nên trả chúng càng nhanh càng tốt trước khi bạn tập trung vào các khoản vay lãi suất thấp, vay mua ô tô hoặc một khoản thế chấp khác.

Trên thực tế, sẽ hợp lý hơn nếu bạn thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu cho các khoản vay chi phí thấp hơn cho đến khi bạn thoát khỏi các khoản vay chi phí cao. Bạn càng thanh toán những khoản đó nhanh, bạn càng có nhiều tiền để đầu tư cho các mục tiêu tài chính quan trọng hơn khi bạn tiến đến độ tuổi 30 của mình.

4. Mua nhà quá nhiều

30 tuổi vẫn còn rỗng túi thì rất có thể bạn đã mắc phải 6 sai lầm tài chính nghiêm trọng này, cần tránh xa ngay từ lúc còn trẻ kẻo mãi hoàn nghèo - Ảnh 1.

Sở hữu nhà là điều đáng mừng và có thể tạo ra của cải, song điều đó không được đảm bảo 100%. Ảnh: Internet

Với sự gia tăng điên cuồng của giá nhà, sự cám dỗ để kéo dài và vay một khoản thế chấp lớn hơn bạn mong đợi là rất cao. Nhưng bạn cần đảm bảo rằng ngân sách nhà ở của bạn đủ để chi trả các phí như: sửa chữa đột xuất, bảo trì và những thay đổi có thể xảy ra đối với thu nhập trong tương lai của bạn nếu bạn lập gia đình.

Sở hữu nhà là điều đáng mừng và có thể tạo ra của cải, song điều đó không được đảm bảo. Tuy nhiên, một điều chắc chắn đó là bạn sẽ phải chi nhiều hơn cho ngôi nhà của mình chứ không chỉ là khoản thanh toán thế chấp.

5. Không tích cực tiết kiệm để nghỉ hưu

Khi bạn ở độ tuổi 30, việc nghỉ hưu có vẻ xa vời. Nhưng mỗi đồng bạn tiết kiệm cho hưu trí bây giờ sẽ có thêm 10 đến 20 năm để tích lũy lãi kép so với số tiền tiết kiệm ở độ tuổi 40 và 50 của bạn.

Nếu bạn làm việc cho nhà tuyển dụng với gói 401 (k) hoặc 403 (b), ít nhất hãy tiết kiệm ở mức nhân viên. Đó là khoản lợi nhuận chắc chắn bạn sẽ nhận được. Nếu công việc của bạn không có quỹ lương hưu 401 (k), hãy thiết lập tài khoản tiết kiệm IRA cho bản thân (tự động chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm sau khi lĩnh lương).

Nếu bạn không đạt được tối đa những khoản tiết kiệm có thể thực hiện, hãy tự hứa với bản thân rằng bạn sẽ tăng số tiền tiết kiệm được mỗi khi được tăng lương.

6. Tiết kiệm cho con trước khi tiết kiệm cho chính mình

30 tuổi vẫn còn rỗng túi thì rất có thể bạn đã mắc phải 6 sai lầm tài chính nghiêm trọng này, cần tránh xa ngay từ lúc còn trẻ kẻo mãi hoàn nghèo - Ảnh 3.

Tiết kiệm cho việc học đại học của con trước khi tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của chính mình là một sai lầm lớn. Ảnh: Internet

Một khi bạn trở thành cha mẹ, bạn sẽ tự nhiên muốn đặt nhu cầu của con mình lên trước nhu cầu của bản thân. Nhưng tiết kiệm cho việc học đại học của con trước khi tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của chính mình là một sai lầm lớn.

Có nhiều cách để chi trả cho việc học đại học, chẳng hạn như học bổng và chọn trường ít tốn kém hơn hoặc các khoản vay. Một trong những người con của tôi đã vào trường đại học công lập, và bạn còn lại nhận được học bổng học tập tại một số trường. Nhưng không có cách nào để chi trả cho việc nghỉ hưu ngoài việc tiết kiệm.

Có nhiều cách để chi trả cho việc học đại học, chẳng hạn như học bổng và chọn trường học ít tốn kém hơn hoặc các khoản vay. Nhưng không có cách nào để chi trả cho việc nghỉ hưu ngoài việc tiết kiệm.

Theo CNBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại