Hầu hết người Việt đều dùng sai từ nửa Anh - nửa Việt này, dịch ra nghĩa mới thấy kinh hoàng cỡ nào!

Vân Trang |

Do quen miệng, chúng ta đã nói sai từ này mà không để ý đến nghĩa của nó.

Trong xã hội hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng bậc nhất. Việc người trẻ nói trôi chảy Tiếng Anh không khác gì người bản địa cũng không phải chuyện hiếm. Song việc sử dụng Tiếng Anh bồi hay cách nói khác "nửa Việt nửa Tây" luôn gây tranh cãi và có phản ứng trái chiều.

Thông thường chúng ta chỉ chêm Tiếng Anh khi không biết từ Tiếng Việt đó là gì hoặc khi dịch sang Tiếng Việt, không có từ nào đủ thoát ý nên vẫn để nguyên bản dịch gốc của nước ngoài.

Nói vui vui vậy song bạn có biết, một số câu chêm Tiếng Anh rất hay dùng, nhưng khi dịch nghĩa từng từ lại rất buồn cười hay không? Điều này được TikToker Minh Minh Minh sở hữu 221.000 follow chia sẻ quan điểm trên trang cá nhân.

Những trường hợp dịch nghĩa siêu vô lý khi dùng chêm Tiếng Anh (Nguồn: Minh Minh Minh)  

Cụ thể, anh chàng đã chỉ ra một số từ Tiếng Anh chêm có nghĩa dịch bị lặp lại ý của từ:

- Top đầu (Top mang nghĩa "đứng đầu") => Dịch: Đứng đầu đầu

- Test thử (Test mang nghĩa "thử") => Dịch: Thử thử

- Tour du lịch (Tour mang nghĩa "chuyến du lịch") => Dịch: Chuyến du lịch du lịch

- Thank you bạn (Thank you mang nghĩa "cảm ơn bạn") => Dịch: Cảm ơn bạn bạn

- Hello xin chào (Hello mang nghĩa "xin chào") => Dịch: Xin chào xin chào

Ngoài ra dân tình cũng chỉ ra thêm một vài từ nửa Anh - nửa Việt vô lý như vậy:

- Bò beefsteak (beefsteak: thịt bò miếng) => Dịch: Bò thịt bò miếng

- Fan hâm mộ (Fan: người hâm mộ) => Dịch: Người hâm mộ hâm mộ

Hầu hết người Việt đều dùng sai từ nửa Anh - nửa Việt này, dịch ra nghĩa mới thấy kinh hoàng cỡ nào! - Ảnh 2.

Đã hello thì đừng nói xin chào nữa...

Thêm một sự thật thú vị nữa là ngay trong Tiếng Việt của chúng ta cũng có loại từ đặc biệt như thế. Đó là các từ Hán Việt như sau:

Cây cổ thụ (cổ thụ = cây cổ) => Dịch: Cây cây cổ

Gió Tín phong (Tín phong = gió Tín) => Dịch: Gió gió Tín

Thế mới thấy đào sâu nghiên cứu ngôn ngữ sẽ thú vị cỡ nào. Dù có dùng sai nghĩa đi chăng nữa, chúng ta vẫn thích đọc chúng bởi... quen miệng rồi. Thực tế thì việc lặp lại cũng giúp nhấn mạnh nghĩa của từ đúng hơn, nên dù bạn có nói chêm Tiếng Anh sai đi chăng nữa cũng chẳng có gì phải xấu hổ cả đâu!

Ảnh: Sưu tầm


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại