Ấn Độ muốn dùng 'xe tăng núi' của Nga đề phòng Trung Quốc ở Himalaya

Anh Minh |

Xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 của Nga đã được đưa vào thử nghiệm để kiểm tra khả năng chịu quá tải trong quá trình đổ bộ đường không. Ấn Độ, quốc gia đã thể hiện sự quan tâm đến chiếc xe tăng của Nga, được cho là đã được phép tiếp cận các cuộc thử nghiệm.

Sprut-SDM tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật

Sprut-SDM tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật

Sprut-SDM1, một phiên bản hiện đại hóa dòng xe Sprut-SD, là một xe tăng lội nước hạng nhẹ có hệ thống vũ khí mạnh mẽ. Xe tăng được trang bị giáp chống cháy tối tân, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hiện đại, động cơ và hệ truyền động mạnh mẽ, cùng khung gầm hiệu quả.

Loại xe tăng này chỉ nặng 18 tấn, thiết kế để hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị chiến đấu chống lại vật liệu bọc thép dày, có thể phá hủy các thành trì và công sự của đối phương cũng như khả năng tiến hành trinh sát, bảo vệ an ninh.

Xe được trang bị một khẩu pháo 2A75 125mm có thể bắn tên lửa dẫn đường, đạn APFSDS, HEAT và HEF. Xe tăng cũng có các vũ khí để đối phó với các mục tiêu nhỏ hơn. Có một cụm vũ khí điều khiển từ xa với súng máy 7,62mm và súng máy đồng trục đồng trục cũng cỡ đạn 7,62mm.

Sprut được trang bị tất cả các nhu cầu cần thiết của một chiếc xe tăng phù hợp với mọi khí hậu, mọi địa hình. Do khả năng và hiệu suất chiến đấu vượt trội, loại xe tăng lội nước này có thể được sử dụng hiệu quả bởi thủy quân lục chiến cũng như các lực lượng trên bộ.

Ấn Độ muốn dùng xe tăng núi của Nga đề phòng Trung Quốc ở Himalaya - Ảnh 2.

Sprut không chỉ có thể được vận chuyển bằng máy bay và nhảy dù khi kíp lái vẫn ở bên trong, xe còn có khả năng triển khai từ một tàu mặt nước.

Mặc dù loại xe tăng này đạt điểm cao về tính cơ động, khả năng tái triển khai nhanh chóng và khả năng vận chuyển đường không, nhưng lại bị ảnh hưởng bởi lớp giáp bảo vệ. Phần phía trước xe chỉ có thể chịu được đạn 12,7 mm, nhưng có thể được tăng cường với áo giáp bổ sung.

Chiếc xe tăng này lần đầu tiên được tiết lộ công khai vào năm 2016. Những chiếc xe tăng đầu tiên đã được chuyển giao cho quân đội Nga để thử nghiệm chính thức vào năm 2020. Những cuộc thử nghiệm này dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm tới.

Sprut-SDM1 chính thức được gọi là pháo chống tăng tự hành hoặc pháo chống tăng ở Nga. Thông cáo báo chí của tập đoàn nhà nước Nga Rostec cho biết, xe tăng này đã được thả từ một tháp cao đặc biệt để kiểm tra khả năng trong quá trình triển khai nhảy dù.

Cuối năm 2018, Trung Quốc đưa vào biên chế xe tăng chiến đấu hạng nhẹ Type 15. Type 15 chỉ khoảng 32-35 tấn, nhẹ hơn đáng kể so với hai dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Trung Quốc là Type 99 và Type 96 (gần 60 tấn). Trọng lượng nhẹ giúp Type 15 được dễ dàng triển khai tại những khu vực có địa hình hiểm trở như cao nguyên, rừng rậm hay thậm chí cả những khu vực có nước. Có thông tin nói Trung Quốc đã triển khai Type 15 tới các khu vực gần biên giới với Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại