Tiêm kích Checkmate của Nga và J-10C của Trung Quốc: Phương Tây ngán máy bay nào hơn?

Anh Minh |

Cho đến khi tiêm kích Checkmate của Nga ra mắt vào cuối tháng 7 năm 2021, J-10 của Trung Quốc là tiêm kích một động cơ duy nhất trên thế giới đang được sản xuất được sử dụng bởi một đối thủ tiềm năng của phương Tây.

Tiêm kích Checkmate (trên) và J-10C

Tiêm kích Checkmate (trên) và J-10C

Phần lớn các lớp tiêm kích không thuộc phương Tây, bao gồm tất cả các tiêm kích đang phục vụ của Nga, tiêm kích Kowsar của Iran và MiG-29 của Triều Tiên đều sử dụng cấu hình động cơ đôi.

J-10 được đưa vào trang bị từ năm 2006 với tư cách là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ thứ tư cơ bản, với những nâng cấp đáng kể về thiết kế kể từ khi J-10C được đưa vào trang bị từ tháng 4 năm 2018 dưới dạng nền tảng 'thế hệ 4 ++'.

Tầm bay, trọng lượng của tiêm kích J-10C tương tự và tích hợp nhiều công nghệ như tiêm kích Checkmate của Nga, nên cả hai đều có thể được mang ra so sánh được ở nhiều khía cạnh mặc dù Checkmate là thiết kế thế hệ thứ năm.

Do đó, có thể so sánh không chỉ máy bay nào sẽ có lợi thế trong chiến đấu mà còn cả yếu tố chiếc nào sẽ gây bất lợi nhất cho lợi ích địa chính trị của phương Tây.

Cả J-10C và Checkmate đều được phát triển với tiêu chí nhẹ hơn và rẻ hơn các tiêm kích hạng nặng thế hệ thứ năm - như J-20 trước đây và Su-57 sau này. Cả hai đều chú trọng đến tính dễ bảo trì và chi phí vận hành thấp.

Hai tiêm kích được tối ưu hóa tốt cho việc chiến đấu trong tầm nhìn, vừa nhấn mạnh khả năng cơ động vừa là những tiêm kích một động cơ duy nhất trên thế giới có động cơ vectơ lực đẩy. 

Cả hai đều sử dụng các thế hệ tên lửa không đối không tầm ngắn mới, PL-10 cho J-10C và R-74 cho Checkmate, cả hai đều có khả năng nhắm mục tiêu trong điều kiện ngoài tầm ngắm nhờ các ống ngắm gắn mũ bảo hiểm.

Mỗi tiêm kích triển khai hai tên lửa tầm ngắn trong cấu hình không đối không tiêu chuẩn. Tuy nhiên, PL-10 được coi là loại tên lửa vượt trội vì khả năng tấn công mục tiêu ở những góc cực xa hơn.

Vẫn chưa rõ Checkmate sẽ sử dụng động cơ nào, nhưng nếu nó sử dụng động cơ phái sinh từ động cơ Saturn 30 của Su-57, nó có thể có tỷ lệ lực đẩy / trọng lượng cao hơn J-10C và do đó có lợi thế về khả năng cơ động ở mọi tầm bay.

Động cơ WS-10 của J-10C là một trong những động cơ tiêm kích thế hệ thứ tư mạnh nhất trên thế giới, và tiêm kích này hiện là vô địch về tỷ lệ lực đẩy / trọng lượng của nó, tất nhiên nếu Checkmate không được trang bị Saturn 30.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại