Ông lão tự xưng là con nuôi thái giám nhà Thanh, mang cây bút đi kiểm định: 4 chữ trên bút khiến chuyên gia ngỡ ngàng!

Tiểu Ngọc |

Nhìn thấy 4 chữ trên cây bút ngọc, các chuyên gia vừa bất ngờ, vừa vui mừng khôn tả.

Nhà Thanh là triều đại đã kết thúc hơn 2.000 năm cầm quyền của chế độ phong kiến tại Trung Quốc. Vai trò ý nghĩa như vậy đã khiến triều đại này trở thành chủ đề vô cùng hấp dẫn đối với những người yêu thích lịch sử. Đặc biệt là những gì liên quan đến vị hoàng đế cuối cùng của đất nước Trung Hoa - Phổ Nghi (1906- 1967).

Phổ Nghi – vị hoàng đế cuối cùng

Cuộc đời Phổ Nghi là một chuỗi những bi kịch gắn liền với sự biến động liên tục của thời đại. Lên ngôi từ năm 3 tuổi nhưng đến lúc trưởng thành, chủ nhân của chiếc ngai vàng trong Tử Cấm Thành này vẫn bị coi là "con rối" không có thực quyền.

Ông lão tự xưng là con nuôi thái giám nhà Thanh, mang cây bút đi kiểm định: 4 chữ trên bút khiến chuyên gia ngỡ ngàng! - Ảnh 1.

Phổ Nghi là vị hoàng đế cuối cùng của thanh Triều. Nguồn: Internet

Cuộc sống thời niên thiếu của Phổ Nghi chỉ gói gọn trong các hoạt động học tập, vui chơi cùng các thái giám và cung nữ. Cũng chính vì thế, những giai thoại về ông và những người hầu trong cung còn nhiều hơn những câu chuyện liên quan đến quốc gia đại sự.

Từ một vị hoàng đế một người trên vạn người, Phổ Nghi sau này bị đuổi khỏi hoàng cung, lưu lạc khắp nơi. Ông từng bị giam giữ, từng bị bắt lao động khổ sai, để rồi cuối cùng mới được cho phép trở về Bắc Kinh với thân phận một người công nhân cơ khí.

Cây bút ngọc của Phổ Nghi

Vào những năm 1980, một ông lão họ họ Tăng ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã giới thiệu một cây bút ngọc và tuyên bố đây là bảo vật mà Hoàng đế Phổ Nghi tặng cho cha nuôi của mình. 

Cây bút này có thân được làm bằng ngọc quý, chất ngọc ấm và trắng như mỡ cừu. Sự xuất hiện của cây bút đã thu hút sự quan tâm của chính quyền cũng như những người yêu thích cổ vật.

Ông lão tự xưng là con nuôi thái giám nhà Thanh, mang cây bút đi kiểm định: 4 chữ trên bút khiến chuyên gia ngỡ ngàng! - Ảnh 3.

Cận cảnh cây bút ngọc của ông Tăng. Nguồn: KKnews

Ngay khi tin tức được lan truyền, các chuyên gia đã đến giám định cây bút ngọc. Trên thân bút có 4 chữ "Hạo Nhiên chu bỉ", trong đó "Hạo Nhiên" là tên hiệu của Hoàng đế Phổ Nghi, "chu bỉ" là loại bút dành riêng cho hoàng thất nhà Thanh thời bấy giờ.

Cây bút quả thực thuộc về vị hoàng đế cuối cùng của Thanh triều, điều này khiến các chuyên gia vừa bất ngờ, vừa vui mừng khôn tả.

Ông Tăng cho biết cha nuôi ông là một trong những thái giám cuối cùng của nhà Thanh. Năm 1924, Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành chạy trốn đến Thiên Tân. Hơn 100 vị hoạn quan theo hầu trong cung cũng giải tán.

Trước đó, Tử Cấm Thành có đến hơn 1.000 thái giám, tuy nhiên sau khi kết hôn Phổ Nghi từng cải cách lại cơ cấu trong cung, cuối cùng chỉ giữ lại hơn 100 vị được ngài sủng ái.

Ông lão tự xưng là con nuôi thái giám nhà Thanh, mang cây bút đi kiểm định: 4 chữ trên bút khiến chuyên gia ngỡ ngàng! - Ảnh 5.

Phổ Nghi lúc nhỏ thường chơi cùng thái giám, cung nữ. Ảnh: Kknews

Sau khi rời Tử Cấm Thành, cha nuôi của ông lão trở về quê nhà ở Trường Xuân và nhận nuôi ông. Trong kí ức của ông lão, khi còn nhỏ, gia đình ông có cuộc sống sung túc hơn người thường rất nhiều bởi cha nuôi sở hữu rất nhiều bảo vật của hoàng cung.

Tuy nhiên tình hình xã hội rối ren, gia đình ông lại bị quân Nhật lục soát và cướp bóc nhiều lần dẫn đến ngày một sa sút. Chỉ còn sót lại vài món phòng thân. Đến hiện tại cũng chỉ còn cây bút này.

Trong một lần cha nuôi ông Tăng và một số thái giám khác chơi cùng hoàng đế, ngài đã chơi rất vui vẻ mà tặng cây bút ngọc này cho ông. Nhiều năm sau, cha nuôi của ông qua đời, cây bút được truyền lại cho ông, tới giờ ông vẫn giữ gìn cẩn thận.

Cuối cùng, các chuyên gia nhận định giá trị của cây bút này lên tới 900.000 NDT, tương đương với 9 triệu NDT (xấp xỉ 31 tỷ VND) theo giá thị trường bây giờ. Các nhà chức trách rất mong muốn ông lão có thể quyên góp bảo vật này cho quốc gia, thế nhưng vì vấn đề kinh tế, cuối cùng cây bút đã được bán cho một nhà sưu tầm cổ vật bên ngoài.

Bài viết tham khảo từ Kknews

#KIỂM ĐỊNH BẢO VẬT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại