Cụ ông sở hữu tấm kim bài quyền lực, chuyên gia đến tận nhà vận động vẫn quyết từ chối giao nộp: Tôi có lý do riêng!

Kim Dung |

"Tôi rất muốn đóng góp cho đất nước nhưng tôi có lý do riêng, mong các vị hiểu cho."

Cụ ông Dịch Thiệu Bạch, 72 tuổi sống tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc là một người rất thích sưu tầm đồ cổ. Trong số rất nhiều cổ vật mà ông sưu tập, món đồ được ông trân trọng nhất chính là kim bài Tổng binh nhà Thanh do tổ tiên ông truyền lại.

Tổng binh là tên của một chức quan trong quân đội thời nhà Minh và nhà Thanh, có trách nhiệm quản lý binh lính. Ở mỗi địa phương khác nhau số lượng binh lính chịu sự quản lý của tổng binh sẽ không giống nhau, có nơi có thể lãnh đạo hơn hàng vạn sĩ quan, binh lính, cũng có nơi chỉ quản lý được hơn trăm người.

Cụ ông sở hữu tấm kim bài quyền lực, chuyên gia đến tận nhà vận động vẫn quyết từ chối giao nộp: Tôi có lý do riêng! - Ảnh 1.

Ông Dịch Thiệu Bạch - người sở hữu tấm kim bài quyền lực (Nguồn: Kknews)

Thanh triều có tổng cộng 83 tổng binh, trong đó số lượng tổng binh trên bộ chiếm khoảng 70 người, 13 người còn lại theo đường thủy. 83 tổng binh này sẽ chịu trách nhiệm quản lý 30 vạn quân. 

Kim bài Tổng binh chính là "chứng minh thư" của cho người quản lý binh lính vào thời này.

Thông tin về sự tồn tại của chiếc kim bài quyền lực đã được lan truyền rất nhanh, các chuyên gia thẩm định cổ vật đã nhanh chóng tìm đến ông. Sau khi trải qua thẩm định, chuyên gia kết luận đây chính là kim bài quyền lực của nhà Thanh.

Cụ ông sở hữu tấm kim bài quyền lực, chuyên gia đến tận nhà vận động vẫn quyết từ chối giao nộp: Tôi có lý do riêng! - Ảnh 3.

Mặt trước và mặt sau của kim bài (Nguồn: Kknews)

Kim bài mà ông đang giữ được khắc chữ "Lính" ở một mặt, chữ "Kim bài Tổng binh" ở mặt còn lại. Qua tìm hiểu, các chuyên gia được biết chú của ông cụ đã từng giữ chức tổng binh vào cuối triều đại nhà Thanh.

Kim bài có giá trị lịch sử vô cùng lớn, giúp các chuyên gia có thêm thông tin về hệ thống binh lính của thời nhà Thanh, được đánh giá như một bảo vật quốc gia.

Chuyên gia đã ngỏ ý muốn ông giao nộp bảo vật này cho bảo tàng. Song, ông đã từ chối một cách lịch sự: "Tôi rất muốn đóng góp cho đất nước nhưng tôi có lý do riêng, mong các vị hiểu cho."

Cụ ông cho biết ông muốn giữ vật gia truyền này vì nó là niềm tự hào của dòng họ. Sau này ông lại truyền tấm kim bài cho con cháu, giúp hậu thế nhớ rằng họ chính là hậu duệ của một vị tướng quân nhà Thanh, họ phải sống sao cho xứng đáng với lịch sử hào hùng này.

Bài viết tham khảo từ Kknews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại