Vợ đang mang thai vào nhà nghỉ thuê phòng, thấy chồng tìm đến tận cửa, người phụ nữ bật khóc nức nở

Khánh An |

Vụ việc đã khiến cả gia đình này không khỏi hoang mang lo lắng. May mắn là bi kịch chưa xảy ra.

Tối ngày 5/5, anh Ngô sống tại Thượng Hải, Trung Quốc vội vàng chạy tới đồn cảnh sát Lưu Hành thuộc cục cảnh sát Bảo Sơn báo án người vợ mang thai của anh đột nhiên mất tích một cách bí ẩn.

Qua tìm hiểu từ phía cảnh sát thì tối hôm đó, khi anh Ngô tan làm trở về nhà đã phát hiện vợ mình là chị Dư không có ở nhà. Sau đó mẹ anh kể lại rằng, buổi chiều chị Ngô nhận được một cuộc điện thoại rồi bảo rằng cơ quan công an tìm chị có việc cần giải quyết, sau đó chị ra ngoài trong tình trạng vô cùng hoảng loạn.

Đến giờ cơm tối, chị Dư vẫn chưa về nhà, gọi điện thì không bắt máy. Vì vợ đã mang thai được hơn tám tháng, bình thường lại rất ít khi ra ngoài, linh cảm thấy điều chẳng lành, anh Ngô đã tự mình gọi điện thoại cho vợ, nhưng đầu dây bên kia vẫn không có ai bắt máy.

Sau khi mất liên lạc với vợ, anh Ngô lập tức đến đồn cảnh sát Lưu Hành báo cáo tình hình sực việc.

Khi biết cảnh sát trong khu vực chưa từng liên lạc với vợ mình, anh Ngô cảm thấy rất hoảng sợ. Nhưng may mắn những cảnh sát nói chuyện với anh Ngô có kinh nghiệm dày dặn, từ các manh mối nhỏ nhất, họ phán đoán sơ bộ rằng khả năng lớn là chị Dư nhận được một cuộc điện thoại lừa đảo và bị bọn bịp bợm "tẩy não", thao túng chị cắt đứt hết liên lạc với thế giới bên ngoài.

Vợ đang mang thai vào nhà nghỉ thuê phòng, thấy chồng tìm đến tận cửa, người phụ nữ bật khóc nức nở - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Nhận thấy vụ việc trở nên nghiêm trọng, lực lượng cảnh sát ngay lập tức bắt tay vào làm việc, một bên truy tìm camera ghi lại hành trình chị Dư rời khỏi nhà, một bên tiếp tục cùng với anh Ngô liên lạc với vợ qua tin nhắn, wechat và gọi điện...

Sau những lần không ngừng gọi đi gọi lại cho vợ, cuối cùng anh Ngô cũng nhận được một tin nhắn wechat của vợ nói rằng đang ở trong một nhà nghỉ.

Cùng lúc đó, phía cảnh sát liên lạc với quầy lễ tân nhà nghỉ và xác nhận chị Dư đã đặt phòng 206 tính theo giờ tại đây.

Ngay sau đó, lực lượng công an đã đưa anh Ngô đến phòng 206 của nhà nghỉ. Gọi mãi, cuối cùng chị Dư cũng chịu mở cửa rồi ngồi khóc lóc thảm thiết ở bên đầu giường, nghẹn ngào kể về "vụ án chấn động" đằng sau sự việc mất tích của mình.

Hóa ra, chiều ngày hôm ấy, chị nhận được điện thoại của một người tự xưng là "cảnh sát Trần" của Tổng cục điều tra Trùng Khánh. 

Đối tượng này nói rằng, thông tin cá nhân của chị đã bị đánh cắp, nhóm tội phạm đã sử dụng danh tính của chị mở rất nhiều thẻ ngân hàng để tiến hành rửa tiền, hiện nay số tiền đã lên đến hai triệu nhân dân tệ nên rất cần chị đến để phối hợp điều tra ngay lập tức.

Vì nhóm lừa đảo này nói chính xác thông tin cá nhân của chị Dư và gửi cho chị "Thông báo hợp tác điều tra" qua QQ, thậm chí chúng còn đe dọa rằng nếu chị Dư không đồng ý hợp tác qua điện thoại thì bọn chúng sẽ đến Thượng Hải để bắt người.

Trước sự đe dọa và dụ dỗ của nhóm lừa đảo, chị Dư đã trốn người nhà, một mình đi đến nhà nghỉ thuê phòng, đồng thời làm theo từng bước hướng dẫn của bọn lừa đảo. 

Đầu tiên chị sẽ vay tiền qua mạng để làm tiền bảo lãnh. Nhưng may nhờ có lực lượng cảnh sát yêu cầu anh Ngô liên lạc với vợ, liên tục nhắc vợ đừng để bị lừa đảo, phải nâng cao cảnh giác nên mới ngăn được việc chị chuyển tiền.

Vợ đang mang thai vào nhà nghỉ thuê phòng, thấy chồng tìm đến tận cửa, người phụ nữ bật khóc nức nở - Ảnh 4.

Thấy chi Dư không bị tổn thất gì, lực lượng công an cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm. Vì để giúp cho chị tránh bị lừa thêm một lần nữa, nên cảnh sát đã dẫn cả hai vợ chồng chị về đồn để làm công tác "tư tưởng".

Trường hợp không gặp may

Chị Dư là một người may mắn khi được mọi người đến giải cứu kịp thời, nhưng một nạn nhân khác ở Quảng Châu thì không may mắn như vậy, bởi sau khi nhận được cuộc điện thoại của nhóm lừa đảo thì số điện thoại của anh không thể liên lạc được nữa! Thậm chí Trung tâm chống lừa đảo cũng không liên lạc được?

Chiều ngày 30/4 vừa qua, Trung tâm chống lừa đảo tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc nhận được tin tức nghi ngờ một người đàn ông nhận được tin nhắn giả mạo "công-kiểm-pháp" (công an, kiểm sát, tư pháp), ngay lập tức nhân viên trực ban của Trung tâm đã lập tức gửi tin nhắn cảnh báo lừa đảo, đồng thời gọi điện cho người bị hại thì phát hiện số điện thoại đã không liên lạc được nữa!

Hóa ra, tên lừa đảo đã dùng các lý do khác nhau để dụ dỗ người bị hại đặt một chuỗi " dãy số + ký tự" trên điện thoại. Với mục đích là thiết lập "chuyển hướng cuộc gọi" để lách các cuộc gọi nhắc nhở từ Trung tâm chống lừa đảo và bạn bè người thân.

Trong trường hợp khẩn cấp, Trung tâm chống gian lận lập tức phối hợp với Cục cảnh sát Thiên Hà thông báo cho đồn cảnh sát trong khu vực điều nhân viên ở sở Tiền Tiến đến xác nhận tình hình và tiến hành ngăn chặn.

Rạng tối ngày hôm đó, cảnh sát sở Tiền Tiến phản hồi lại rằng đã tìm thấy người bị hại tại hiện trường.

Vợ đang mang thai vào nhà nghỉ thuê phòng, thấy chồng tìm đến tận cửa, người phụ nữ bật khóc nức nở - Ảnh 6.

Một thông báo giả mạo lừa đảo dọa nạt nạn nhân.

Qua tìm hiểu, người bị hại đã thực sự nhận được một cuộc điện thoại giả danh "Cục quản lý thông tin" và tự xưng là giúp đỡ người bị hại chuyển tiếp đến "Công an Bắc Kinh".

Đối tượng lừa đảo thông báo với nạn nhân rằng anh có liên quan đến một vụ án và yêu cầu anh phối hợp điều tra. Sau khi hai bên kết bạn qua QQ xong, đối tượng gửi cho người bị hại một "lệnh truy nã" giả, đồng thời hướng dẫn nạn nhân mở thẻ ngân hàng mới để chuyển "phí thẩm tra" vào đó .

Nạn nhân răm rắp làm theo và gửi 1,2 triệu nhân dân tệ vào tài khoản ngân hàng mới mở của mình rồi cung cấp số tài khoản và mật khẩu cho "Công an Bắc Kinh", ngay sau đó anh phát hiện mình đã chuyển 350 nghìn nhân dân tệ đi đâu lúc nào không hay.

Trong giờ khắc then chốt, các đồng chí cảnh sát đã tìm thấy người bị hại, vạch trần thủ đoạn lừa đảo, đồng thời hướng dẫn nạn nhân báo mất thẻ ngân hàng. Vậy là 850 nghìn nhân dân tệ còn lại trong thẻ đã được an toàn giữ lại.

Một số lời cảnh báo của Trung tâm chống lừa đảo Trung Quốc gửi đến người dân

1. Bất kỳ cuộc điện thoại nào tự xưng là nhân viên của "Cục quản lý truyền thông, nhà cung cấp viễn thông hay ngân hàng"  lấy lý do là giúp chuyển tiếp điện thoại cho "cơ quan công an" để giải quyết các vấn đề liên quan đến "rò rỉ thông tin cá nhân, nghi ngờ rửa tiền hoặc các vụ án tương tự" đều là lừa đảo.

2. Các cơ quan "công- kiểm - pháp" không bao giờ lấy lời khai qua điện thoại, QQ và wechat, càng không có kiểu "tài khoản ngân hàng của cơ quan công an". Tất cả các yêu cầu gửi "mật khẩu" hay gửi "lệnh truy nã" qua QQ, wechat đều là lừa đảo.

3. Tất cả các yêu cầu gửi tiền vào trong một tài khoản chỉ định rồi cung cấp số tài khoản, mật mã, số xác thực cho đối tượng đầu dây bên kia đều là lừa đảo.

4. Khi gọi điện thoại cho người thân bạn bè phát hiện các trường hợp bất thường như "tắt máy, không liên lạc được hay chuyển tiếp cuộc gọi" hãy đề cao cảnh giác, tìm cách liên lạc với người thân bạn bè để xác minh và nhắc nhở họ đề phòng mắc bẫy của bọn lừa đảo.

5. Nhận được điện thoại từ người lạ, nếu phát hiện có điều đáng ngờ, hãy gọi ngay đến đường dây nóng của cơ quan công an để xin tư vấn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại