Nga loại trừ khả năng liên minh quân sự với Trung Quốc

Anh Minh |

Theo báo chí Ấn Độ, tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov về Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xung đột biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Hai nước láng giềng châu Á đã rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp ở phía đông Ladakh vào tháng 2, sau cuộc đối đầu quân sự kéo dài 10 tháng.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar.

Nga được nói là đã đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục ủng hộ lập trường của Ấn Độ trong các vấn đề liên quan đến Kashmir và Pakistan. Theo tờ The Economic Times của Ấn Độ, Moscow cũng đã loại trừ mọi khả năng thiết lập liên minh quân sự với Trung Quốc.

Đây là những điểm mấu chốt rút ra từ cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar hôm thứ Ba. Cuộc thảo luận bao gồm một loạt các chủ đề - từ hợp tác về năng lượng hạt nhân và không gian đến việc sản xuất vũ khí của Nga ở Ấn Độ.

Bất chấp những lời đe dọa về các lệnh trừng phạt của Mỹ, Ấn Độ vẫn tiến hành thỏa thuận S-400 với đối tác quân sự lâu năm là Nga.

Ông Lavrov cho biết ông không thảo luận về vấn đề Mỹ gây sức ép hay trừng phạt đối với việc bán hệ thống S-400 cho Ấn Độ, đồng thời nói thêm rằng nếu Washington gây áp lực với bất kỳ quốc gia nào, sẽ có phản ứng có đi có lại, theo tường thuật của hãng thông tấn Ấn Độ ANI.

Cả hai bên đã nhanh chóng hạ thấp tầm quan trọng của tác động trong việc chuyển giao hệ thống vũ khí S-400 của Nga cho Ấn Độ trong tương lai. Theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt năm 2017, bất kỳ quốc gia nào tham gia mua sắm các hệ thống phòng thủ của Nga đều có thể bị Mỹ trừng phạt.

Mỹ cảm thấy bị đe dọa bởi hệ thống tên lửa phòng không S-400, nghi ngờ rằng chúng có thể được sửa đổi để đánh chặn các máy bay chiến đấu của Mỹ, bao gồm cả máy bay chiến đấu tàng hình F-35 "tiên tiến nhất".

Tên lửa S-400 của Nga được coi là hệ thống phòng không sát thủ nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại, với khả năng hạ gục các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến.

"Không phải tôi nói Mỹ gây áp lực với Ấn Độ mà là bất kỳ quốc gia nào khác muốn ký thỏa thuận với Nga về việc chuyển giao vũ khí… Nếu Mỹ công khai điều này, tất cả chúng ta sẽ biết, nhưng chúng ta cũng sẽ biết các hành động phản kháng (đối với Mỹ)", ông Lavrov nói với các phóng viên.

"Với Ấn Độ, chúng tôi không thảo luận về những tuyên bố này của Mỹ. Thay vào đó, chúng tôi xác nhận rằng chúng tôi đang tiến tới hợp tác quân sự ngoại giao. Chúng tôi có một ủy ban liên chính phủ. Hợp tác quân sự-kỹ thuật có kế hoạch riêng. Chúng tôi cũng thảo luận về việc sản xuất bổ sung các thiết bị quân sự của Nga ở Ấn Độ theo khái niệm sản xuất tại Ấn Độ và khái niệm về một Ấn Độ độc lập. Vì vậy, ở đây tôi không nghe thấy bất kỳ biến động hoặc thay đổi nào từ các đối tác và bạn bè Ấn Độ của chúng tôi, "ông nói thêm.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov về Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xung đột biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Hai nước láng giềng châu Á đã rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp ở phía đông Ladakh vào tháng 2, sau cuộc đối đầu quân sự kéo dài 10 tháng.

Bên cạnh đó, cam kết của Nga trong việc ủng hộ lập trường của Ấn Độ trên Kashmir được coi là một đòn giáng mạnh vào Pakistan, quốc gia tiếp tục khơi dậy vấn đề Kashmir để thu hút sự chú ý của quốc tế.

Islamabad gần đây đã trì hoãn quyết định nối lại quan hệ thương mại với Ấn Độ, yêu cầu Ấn Độ trước hết hãy khôi phục Điều luật 370 trao quy chế đặc biệt cho bang Jammu & Kashmir.

Vào tháng 8 năm 2019, New Delhi đã bãi bỏ Điều khoản 370 và chia bang này thành hai khu vực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại