Bội kiếm Triệu Vân giả giá 700 triệu đồng lại là bảo vật độc tôn quý gấp hàng trăm lần

Thúy Phương |

Một thanh kiếm bị nhầm lẫn là bội kiếm của Triệu Vân/Triệu Tử Long được một thanh niên mua với giá 700 triệu đồng nhưng bất ngờ nó lại còn quý hơn gấp trăm lần và rao bán 115 tỷ đồng.

Thời thơ ấu ai cũng có giấc mơ được sống như anh hùng Triệu Tử long cưỡi bạch mã xông pha nơi chiến trường.

Thời thơ ấu ai cũng có giấc mơ được sống như anh hùng Triệu Tử long cưỡi bạch mã xông pha nơi chiến trường.

Thần thoại Triệu Tử Long trong truyền thuyết dân gian khiến chúng ta có một tình yêu sâu sắc đối với người anh hùng này. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn nhớ đến truyền kỳ về sức mạnh và uy phong "thất tiến thất xuất" tả xung hữu đột cứu ấu chúa Lưu Thiện đoạt lấy thanh bảo kiếm.

Trong một tiết mục của chương trình "Giám định cổ vật" bỗng xuất hiện một thanh kiếm quý giá được cho là bội kiếm của Triệu Tử Long. Khi đó, nó đã ngay lập tức gây chấn động khán giả, và tất cả mọi người đều vây vòng trong vòng ngoài, mong muốn được nhìn thấy thanh kiếm huyền thoại của Triệu Tử Long.

Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra kết luận rằng đó không phải là thanh kiếm của Triệu Tử Long mà nó còn có giá trị quý giá hơn. Rốt cục là đã xảy ra chuyện gì vậy?

Bội kiếm Triệu Vân giả giá 700 triệu đồng lại là bảo vật độc tôn quý gấp hàng trăm lần - Ảnh 1.

Một thanh niên đã bỏ ra 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng) từ một cuộc đấu giá ở nước ngoài để mua được bảo kiếm của Triệu Tử Long

Chân tướng của Triệu Tử Long

Bội kiếm Triệu Vân giả giá 700 triệu đồng lại là bảo vật độc tôn quý gấp hàng trăm lần - Ảnh 2.

Trong sử sách, Triệu Tử Long không phải là một trong năm vị hổ tướng, nhưng ông cũng là một vị tướng có rất nhiều chiến công.

Trong sử sách, Triệu Tử Long không phải là một trong năm vị hổ tướng, nhưng ông cũng là một vị tướng có rất nhiều chiến công. Kể từ sau khi theo Lưu Bị, trong 30 năm binh nghiệp, ông đã tham gia vào trận Bác Vọng, Trường Phản, trận chiến bình định Giang Nam, thậm chí còn một mình chỉ huy quân sỹ tham gia trận Tây Xuyên, và trận chiến Hán Thủy.

Bội kiếm Triệu Vân giả giá 700 triệu đồng lại là bảo vật độc tôn quý gấp hàng trăm lần - Ảnh 3.

Trong kế hoạch chính trị của Lưu Bị, Triệu Tử Long trước sau luôn được xác định là một văn thần, một thời gian dài đảm nhiệm chức danh quan tư mã lưu doanh cấp một của Quý Dương Thành, cũng nhiều năm không trực tiếp tham gia chinh chiến.

Các trận đánh này đều diễn ra rất hay, và hầu hết đều là thắng lợi, nên được phong là danh tướng thắng trận. Tuy nhiên, Triệu tử Long luôn ở thế thấp hơn, và chưa bao giờ thực sự dẫn đầu một đội quân lớn ,một mình trở thành chỉ huy của quân đoàn.

Hơn nữa, trong kế hoạch chính trị của Lưu Bị, Triệu Tử Long trước sau luôn được xác định là một văn thần, một thời gian dài đảm nhiệm chức danh quan tư mã lưu doanh cấp một của Quý Dương Thành, cũng nhiều năm không trực tiếp tham gia chinh chiến.

Hơn nữa, trong từ đường Thục Hán cho tới nay, Triệu Tử Long được thờ như là một văn thần chứ không phải một võ tướng. Tuy nhiên, điều đáng nói là Triệu Tử Long không hề được trọng dụng, cho đến thời của Gia Cát Lượng cũng không có cơ hội phát triển rực rỡ cuối cùng trong lúc lâm bệnh xa rời trần thế vẫn phải đau đớn khóc than giấc mơ Bắc Phạt , đây chính là sự bi thảm nhất của cuộc đời một vị tướng quân.

Bội kiếm Triệu Vân giả giá 700 triệu đồng lại là bảo vật độc tôn quý gấp hàng trăm lần - Ảnh 4.

Các chuyên gia trong chương trình "Giám định cổ vật"

Theo lý mà nói, nhân vật này đã đi xa, cuối cùng cũng chỉ lưu danh lịch sử thiên cổ với cái danh nghĩa Thuận Bình Hầu. Nhưng dường như Triệu Tử Long đã để lại di vật, và được lưu truyền cho tới tận ngày nay.

Trong tiết mục Giám định cổ vật đã có một thanh niên đưa ra thanh bảo kiếm được coi là của Triệu Tử Long. Kết quả là thu hút được người ta vây vòng trong vòng ngoài xem, vậy đây có thật sự là di vật của Triệu Tử Long ?

Bội kiếm Triệu Vân giả giá 700 triệu đồng lại là bảo vật độc tôn quý gấp hàng trăm lần - Ảnh 5.

Thanh kiếm này là bội kiếm của Thạch Dữ - con trai của Việt Vương Câu Tiễn, được làm từ đệ nhất sư phụ luyện kiếm cũng luyện ra thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, vì vậy giá trị sưu tập của thanh kiếm này là rất hiếm. Thực sự là một bảo vật trong số các bảo vật, và giá trị của nó hoàn toàn vượt xa thanh kiếm của Triệu Tử Long.

Thực hư quanh thanh kiếm được cho là bội kiếm của Triệu Tử Long

Trong chương trình Giám định cổ vật, một thanh niên cầm kiếm lên sân khấu. Anh ta trịnh trọng nói rằng thanh kiếm trong tay anh ta là bảo kiếm của Triệu Tử Long . Anh ta đã bỏ ra 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng) từ một cuộc đấu giá ở nước ngoài để mua được nó.

Sau phát biểu này, khán giả rất bất ngờ, dù sao đây cũng là giấc mơ thuở nhỏ của rất nhiều người có mặt nên ai nấy đều rất thích thú và muốn biết thật giả của thanh kiếm này. Theo yêu cầu của mọi người, các chuyên gia của chương trình Giám định cổ vật đã đích thân tiếp nhận thanh kiếm và tiến hành xem xét cẩn thận.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định bảo kiếm, chàng thanh niên này nâng niu nó như "trân bảo", từ chối bất cứ ai muốn chạm vào, ngay cả người dẫn chương trình cũng bị ngăn cản. Mãi cho đến khi chuyên gia đeo găng tay mới có thể chạm vào thanh kiếm .

Bội kiếm Triệu Vân giả giá 700 triệu đồng lại là bảo vật độc tôn quý gấp hàng trăm lần - Ảnh 6.

Cuối cùng Triệu Vân cũng chỉ lưu danh lịch sử thiên cổ với cái danh nghĩa Thuận Bình Hầu. Nhưng dường như Triệu Tử Long đã để lại di vật, và được lưu truyền cho tới tận ngày nay.

Vào thời điểm đó, sự tôn thờ quá đà của người thanh niên đối với thanh kiếm này khiến nhiều người cảm thấy có chút phản cảm, nhưng nó cũng khiến chúng ta cảm nhận được mức độ trân trọng của đối với 'báu kiếm'. Vậy câu hỏi đặt ra là thanh kiếm này có thật không?

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, lông mày của các vị chuyên có lúc cau lại, nhưng cũng có lúc dịu đi, đặc biệt đây là những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực thẩm định cổ vật khiến những người có mặt tại hiện trường rất căng thẳng. Tất cả mọi người đều nhìn chằm chằm vào các chuyên gia, chờ đợi câu trả lời từ miệng họ.

Cuối cùng, các chuyên gia đã đưa ra kết luận và nói một điều đáng kinh ngạc: thanh kiếm này là giả. Tất cả mọi người có mặt đều thở dài, ngay cả người tham gia thẩm định kiếm cũng biến sắc.

Nhưng sự việc vẫn chưa kết thúc, bởi vì sau khi tuyên bố đây là hàng giả thì chuyên gia tiếp tục nói: "Mặc dù thanh kiếm này là giả, nhưng giá trị của thanh kiếm này còn quý hơn cả bảo kiếm của Triệu Tử Long ". Sau câu nói này thì mọi người đều hoang mang, vì đây là hàng nhái, tại sao hàng giả lại đắt hơn hàng thật?

Giữa những nghi ngờ của mọi người, các chuyên gia đã cho biết sự thật, hóa ra thanh kiếm này không phải là bảo vật thời Tam Quốc mà là từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Ngay sau khi nhận xét này được đưa ra, đã có một sự náo động, và ngay cả người thanh niên mang kiếm tới giám định cũng ngạc nhiên, vậy điều gì đang xảy ra?

Việt Quốc bảo kiếm

Hóa ra là vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, đất Ngô Việt nơi đâu cũng có bảo kiếm. Kiếm của Việt Vương Câu Tiễn là một trong những tinh phẩm quý nhất, cho đến ngày nay vẫn là một di vật văn hóa quan trọng của quốc gia Trung Hoa. Tuy nhiên những tinh phẩm thời đó truyền lại cho tới ngày nay vô cùng ít ỏi, cho tới nay cũng mới chỉ khoảng 30 thanh.

Hơn nữa, những bảo vật này không thực sự được đưa vào viện bảo tàng, rất nhiều món đã bị những kẻ đào mộ ăn trộm bán lại một cách bất hợp pháp, thậm chí nhiều người còn mang ra nước ngoài, điều này khiến cho những thanh Ngô Việt Bảo Kiếm của thời Xuân Thu và Chiến Quốc có giá trị vô cùng cao.

Thanh kiếm mà người đàn ông mang tới là một trong những thanh Ngô Việt Bảo Kiếm, và giá trị của nó hoàn toàn vượt xa thanh kiếm của Triệu Tử Long . Và sau khi xem xét, các chuyên gia suy đoán rằng thanh kiếm này phải là bội kiếm của Thạch Dữ - con trai của Việt Vương Câu Tiễn, được làm từ đệ nhất sư phụ luyện kiếm cũng luyện ra thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, vì vậy giá trị sưu tập của thanh kiếm này là rất hiếm.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng mô tả chi tiết về kỹ thuật rèn của thanh kiếm này, nó không chỉ rất nghệ thuật mà còn có hoa văn kết cấu độc đáo, đây là một đại diện tiêu biểu của Thanh bảo kiếm thời Xuân Thu, có giá trị nghiên cứu và giá trị sưu tầm cao. Các chuyên gia cho rằng thanh kiếm này vô cùng quý giá và nên được định giá hơn 5 triệu đô la Mỹ (khoảng 115 tỷ đồng).

Do đó, món đồ giả mà người thanh niên mua với giá 200.000 nhân dân tệ thực sự là một bảo vật trong số các bảo vật, và anh ta coi như đã kiếm được một gia tài nhờ sự nhầm lẫn.

Sau khi người đàn ông nghe xong câu chuyện, anh ta mừng đến mức suýt rơi nước mắt tại hiện trường, mọi người xung quanh đều vỗ tay tán thưởng, sau cùng thì mọi người được chứng kiến một kỳ tích, quả là hy hữu.

Tuy nhiên, mặc dù việc thẩm định bảo kiếm đã kết thúc nhưng sự náo loạn của vụ việc này vẫn chưa kết thúc, nhiều cư dân mạng đã bình luận không ngớt về sự việc này trên mạng. Xem ra, thế giới đồ cổ quả thực thâm trầm, nhiều khi không phân định rõ thật giả. Khi chúng ta nghĩ nó là thật, nó có thể là một món đồ giả với sự khéo léo bắt chước cực kỳ tuyệt vời.

Khi chúng ta nghĩ nó là một món đồ giả, kết cục là món đồ này có thể lại là một sự tồn tại quý giá hơn. Vì vậy, muốn chinh chiến trong ngành đồ cổ, bạn không chỉ cần có tầm nhìn xa trông rộng mà còn phải tích lũy kinh nghiệm chơi đồ cổ, hiểu biết về di vật văn hóa thật vững chắc.

Đương nhiên, người mang kiếm tới giám định cổ vật đã phát tài lớn, kiếm được một món hời, mọi người cũng được xem một màn kịch hay, nhưng nói cho cùng chúng ta vẫn có chút tiếc nuối. Sau cùng, truyền thuyết về Triệu Vân cũng chỉ là truyền thuyết, người ta cũng chưa thể tận mắt chứng kiến các di vật của Triệu Tử Long , quả là một điều đáng tiếc.

Bội kiếm Triệu Vân giả giá 700 triệu đồng lại là bảo vật độc tôn quý gấp hàng trăm lần - Ảnh 7.

Truyền thuyết về Triệu Vân cũng chỉ là truyền thuyết, người ta cũng chưa thể tận mắt chứng kiến các di vật của Triệu Tử Long , quả là một điều đáng tiếc.

Có lẽ trong tương lai sẽ có người phát hiện ra thanh kiếm của Triệu Tử Long , đồng thời thông qua thanh bội kiếm này, chúng ta có thể cảm nhận được tài năng uy phong của Triệu Tử Long . Tuy nhiên, cho tới hiện nay thì vẫn chưa có phát hiện nghiên cứu nào, điều này vẫn trông chờ vào sự khảo cổ trong tương lai.

Có một câu nói rằng, lịch sử luôn bị mưa vần gió thổi, ngay cả những huyền thoại như Triệu Tử Long cuối cùng cũng sẽ bị lịch sử xóa sổ, ngay cả một thanh kiếm cũng không được lưu lại hậu thế.

Qua đó có thể thấy rằng, những biến động lịch sử là những năm tháng vô thường thật khủng khiếp, đủ dài để khiến mọi thứ chúng ta trân quý trở nên buồn tẻ, thậm chí biến mất. Còn quá khứ, có thể chỉ tồn tại trong một vài chữ, hoặc thậm chí trong một số chai, lọ, những thứ này còn được gọi là đồ cổ.

Chúng có giá trị nghiên cứu lịch sử vô song và giá trị sưu tầm cao, nhưng khách quan mà nói, chúng đều là biểu tượng của bi kịch, bởi chủ nhân của chúng đã biến mất từ lâu trong dòng sông dài lịch sử.

Vì vậy, việc chúng ta theo đuổi và yêu thích đồ cổ là điều dễ hiểu, nhưng chúng ta cũng phải nhìn thấy những năm tháng tàn khốc và những thăng trầm của lịch sử. Thay vì hướng tới một vạn năm, tốt hơn hết hãy sống ở hiện tại và nắm bắt thời điểm hiện tại. Vỹ nhân đã có câu nói rất hay: "Một vạn năm là quá dài, thà nắm lấy một ngày còn hơn".

Cho dù đó là Triệu Tử Long hay con trai của Việt Vương Câu Tiễn, những người đó cũng đã ra đi, những nhân vật lẫy lừng còn phải nhìn vào thời đại ngày nay. Nắm lấy thời điểm hiện tại, đừng lãng phí ánh hào quang của chính thời đại ngày nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại