Án mạng 'Bé gái Incheon' đằng sau bộ phim 19+ đang gây sốt Hàn Quốc: Sát thủ mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng và cái kết mở ra nhiều lo ngại

VŨ HUẾ |

Bộ phim Mouse (19+) đang gây sốt thời gian gần đây có kịch bản lấy từ một vụ án ngoài đời thực.

Tác phẩm trinh thám kinh dị Mouse (19+) hiện tại đang thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ phim Hàn Quốc, do sự góp mặt của "chàng rể quốc dân" Lee Seung Gi. Tuy nhiên, có lẽ ít ai ngờ rằng bộ phim này có kịch bản lấy từ một vụ án có thật, từng gây chấn động dư luận Hàn Quốc một thời gian dài.

Án mạng Bé gái Incheon đằng sau bộ phim 19+ đang gây sốt Hàn Quốc: Sát thủ mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng và cái kết mở ra nhiều lo ngại - Ảnh 1.

Cô bé xấu số

Vào ngày 30/5/2017, toàn Hàn Quốc chấn động vì tin tức khủng khiếp nhất: Một bé gái 8 tuổi ở Incheon bị bắt cóc, sát hại và cắt đôi thi thể bởi một cô gái tuổi teen. Hung thủ này mang họ Kim, 17 tuổi, đang bỏ học vì trầm cảm. Cô ta có đồng phạm là Park (18 tuổi), cũng là học sinh bỏ học, quen biết qua mạng xã hội SNS.

Theo báo cáo điều tra từ Hàn Quốc, Kim mắc bệnh tâm thần từ nhỏ. Cô ta bắt đầu trị liệu từ 7 năm trước, nhưng tình hình sức khỏe tâm thần vẫn không khá hơn.

Trưa ngày 29/3/2017, Kim tới sân chơi dành cho trẻ em ở khu phố Yeonsu, Incheon. Tại đây, cô ta thấy một bé gái đang bị lạc mẹ. Kim không biết cô bé là ai. Cô ta đến gần, giả bộ hỏi han rồi dỗ về nhà mình, hứa sẽ cho mượn điện thoại gọi mẹ.

Án mạng Bé gái Incheon đằng sau bộ phim 19+ đang gây sốt Hàn Quốc: Sát thủ mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng và cái kết mở ra nhiều lo ngại - Ảnh 2.

Tội phạm giết người Kim (17 tuổi)

Cũng trong ngày này, cha mẹ Kim không có nhà vì bận đi làm. Theo video thu được từ camera an ninh, cô ta dắt bé gái vào thang máy lúc 1h chiều. 2 tiếng sau, Kim ra ngoài rồi quay trở lại. Lúc 4:09 chiều, cô ta lại ra ngoài lần nữa, quần áo đã thay đổi so với lần trước.

4:24 chiều, phụ huynh của bé gái bị Kim dắt đi gọi điện thông báo mất tích. Lập tức, phòng cảnh sát khu vực tiến hành tìm kiếm. Chỉ ít phút sau, họ đã xác nhận được nghi phạm và đến hiện trường. Bước vào bên trong căn hộ của Kim, họ thấy máu me vương vãi khắp chốn.

Lần thứ 2 rời nhà, Kim ra công viên gần khu sinh sống đi loanh quanh. Cô ta bị bắt ngay tức khắc, cũng thú nhận đã giết người nhưng tuyên bố không nhớ đã ra tay như thế nào.

Vụ giết người tàn độc, có chủ đích

Trước bàn thẩm vấn, Kim một mực khẳng định không nhớ gì về vụ giết người. Cô ta khai bị mắc bệnh tâm thần lâu năm, từ đầu giờ chiều ngày 29/3 đã thấy tâm trạng không ổn, cứ như thể đang ngủ mơ.

Cha mẹ Kim xác nhận, cô ta bị trầm cảm nặng, đang tạm nghỉ học chờ xin chuyển trường. Tuy nhiên, khi kiểm tra điện thoại của Kim, các nhà điều tra phát hiện nội dung tin nhắn đáng ngại. Nó nằm trong đoạn hội thoại giữa Kim và một bạn SNS có họ Park. Trước khi đến sân chơi Yeonsu, cô ta đã nhắn cho Park rằng mình "chuẩn bị đi săn".

Án mạng Bé gái Incheon đằng sau bộ phim 19+ đang gây sốt Hàn Quốc: Sát thủ mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng và cái kết mở ra nhiều lo ngại - Ảnh 4.

Kẻ chủ mưu Park (18 tuổi)

Khám nghiệm tử thi cho thấy, Kim bóp cổ bé gái 8 tuổi đến chết. Cô ta cắt đôi thi thể nạn nhân, nhét mỗi nửa vào một túi rác, nhờ Park trợ giúp đem phi tang trên mái một tòa nhà có bể nước. Park thừa nhận y có giúp Kim phi tang thi thể, nhưng tuyên bố không dính dáng gì đến hành vi giết người của Kim. Ngược lại, Kim khai chính Park là người xúi giục và hướng dẫn cô ta cách thức lên kế hoạch bắt cóc, thực hiện hành vi giết người.

Ngày 22/9/2017, tòa án quận Incheon kết án Kim 20 năm tù giam. Đây là mức án nặng nhất dành cho tội phạm vị thành niên. Park thì bị kết tội là kẻ chủ mưu, lĩnh án tù chung thân. Cả 2 đều phải đeo thiết bị theo dõi, thời hạn 30 năm.

Góc khuất tội phạm tâm thần ở Hàn Quốc

Trong các phiên xét xử Kim, luật sư biện hộ của cô ta liên tục đề cập đến việc bị cáo này mắc Hội chứng Asperger (tự kỷ, rối loạn đa nhân cách). Ông cho rằng, chuyện Kim không nhớ gì về vụ giết người là hoàn toàn có khả năng. Các công tố Incheon phản bác tất cả. Tòa án đồng ý với lập luận của phía công tố, tuyên án Kim "giết người có chủ đích, với kế hoạch thực hiện tội ác cực kỳ tỉ mỉ".

Mặc dù gây kinh hoàng cả Hàn Quốc, Kim không phải tội phạm có tiền sử mắc bệnh tâm thần duy nhất. Cách đó gần 1 năm, Hàn Quốc có một vụ tấn công mà hung thủ là người bị bệnh tâm thần. Anh ta 34 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt từ năm 2008. Vào tháng 5/2016, anh ta đột ngột cầm dao, đâm một phụ nữ 23 tuổi trong phòng vệ sinh gần ga Gangnam. Nạn nhân tử vong.

Án mạng Bé gái Incheon đằng sau bộ phim 19+ đang gây sốt Hàn Quốc: Sát thủ mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng và cái kết mở ra nhiều lo ngại - Ảnh 6.

Hàn Quốc định kiến, người mắc bệnh tâm thần là "kẻ điên", "đối tượng nguy hiểm"

Tháng 9/2017, cũng tại Incheon, một bệnh nhân tâm thần phân liệt bạo hành cha ruột đến chết. Tháng 10/2017, một cảnh sát Hàn Quốc đột ngột bị bắn vào lưng bởi súng tự chế. Thủ phạm là nghi phạm bị tâm thần phân liệt, từng phải nhập viện 4 lần, 45 tuổi.

Theo thống kê năm 2017, Hàn Quốc có khoảng 500.000 người mắc bệnh tâm thần. Xã hội Hàn Quốc vô cùng kỳ thị những ai có tâm thần bất ổn, gọi là "kẻ điên", xem như những "đối tượng nguy hiểm". Phần lớn người mắc bệnh tâm thần ở Hàn Quốc từ chối khám chữa, cố gắng che giấu triệu chứng.

Thực tế, tâm thần cũng chỉ là bệnh, có thể chữa khỏi bằng thuốc. Người bị bệnh tâm thần cũng không phải kẻ khát máu, ưa bạo lực. Họ đơn giản là những đối tượng dễ bị tổn thương.

Án mạng Bé gái Incheon đằng sau bộ phim 19+ đang gây sốt Hàn Quốc: Sát thủ mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng và cái kết mở ra nhiều lo ngại - Ảnh 7.

Cảnh sát Hàn Quốc có xu hướng quy chụp người bị mắc bệnh tâm thần là "tội phạm tiềm năng" (Ảnh minh họa)

Báo cáo từ Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Hàn Quốc cho thấy, tội phạm tâm thần chỉ chiếm từ 0,3-0,4% tổng phạm nhân. Văn phòng Công tố Tối cao Hàn Quốc cũng thông báo, tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần phạm pháp chỉ chiếm 0,08%, thấp hơn rất nhiều so với người bình thường phạm pháp (1,2%).

Dù vậy, ngay cả giới điều tra Hàn Quốc cũng "nghi ngờ cao" đối với người mắc bệnh tâm thần, xem họ như những "tội phạm tiềm năng". Vào năm 2015, số nghi phạm là người mắc các triệu chứng rối loạn tâm thần lên tới 3.244.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại