Xuất hiện sâu lạ 9 đốt, đầu đen cắn phá dừa ở Sóc Trăng và Bến Tre, khó phun thuốc diệt trừ

Huỳnh Xây |

Sâu đầu đen lại xuất hiện phá hoại dừa ở ĐBSCL. Ngoài tỉnh Bến Tre,sâu đầu đen còn xuất hiện ở tỉnh Sóc Trăng, cắn phá vườn dừa của người dân. Loại sâu đầu đen từng gây hại cây dừa ở nhiều nước trên thế giới.

Ngoài tỉnh Bến Tre, sâu đầu đen còn xuất hiện ở tỉnh Sóc Trăng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến các vườn dừa của người dân. Sâu lạ này được ngành chức năng xác định là sâu đầu đen, từng gây hại cây dừa ở nhiều nước trên thế giới. (Ảnh minh hoạ)

Ngoài tỉnh Bến Tre, sâu đầu đen còn xuất hiện ở tỉnh Sóc Trăng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến các vườn dừa của người dân. Sâu lạ này được ngành chức năng xác định là sâu đầu đen, từng gây hại cây dừa ở nhiều nước trên thế giới. (Ảnh minh hoạ)

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTT) cho biết, hiện nay, ở Việt Nam vừa xuất hiện loại sinh vật gây hại mới trên cây dừa đó là sâu đầu đen.

Theo ông Thiệt, sâu đầu đen là loại dịch hại xuất hiện nhiều ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, sâu đầu đen xuất hiện ở Bến Tre từ tháng 7/2020. Đến nay, tỉnh Bến Tre đã có 6/9 huyện có sâu đầu đen gây hại dừa, với tổng diện tích là 146ha.

Ông Thiệt còn thông tin, mới đây, tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng ghi nhận có sâu đầu đen xuất hiện, gây hại 1,2ha vườn dừa.

Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay, từ kết quả thử nghiệm cho thấy, sâu đầu đen mẫm cảm với nhiều loại thuốc. Do đó, có thể dễ dàng sử dụng thuốc hóa học để phòng trị sâu đầu đen.

Tuy nhiên, ở các vườn dừa trồng trong khu dân cư, khu vực chăn nuôi, nuôi thủy sản sẽ rất khó khăn trong việc phun thuốc hóa học diệt sâu đầu đen.

Trước tình hình gây hại nhanh của sâu đầu đen, ngành chức năng tỉnh Bến Tre đã mời các chuyên gia từ viện, trường ở TP.HCM đến khảo sát, hỗ trợ phòng trừ theo hướng sinh học.

Như Dân Việt trước đó đã thông tin, tháng 7/2020, trên địa bàn tỉnh Bến Tre, một số vườn dừa của người dân đã xuất hiện sâu lạ ăn lá dừa. Con sâu lạ này tấn công toàn bộ tàu lá làm cây dừa giảm năng suất và nguy cơ chết cây, làm ảnh hưởng thu nhập người dân.

Qua tìm hiểu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre nhận định, sâu lạ ăn lá dừa trên là sâu đầu đen, có tên khoa học là Opisina arenosella Walker.

Trước tình trạng sâu đầu đen gây hại dừa trên diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã quyết định chi gần 1 tỷ đồng để tìm cách khống chế và có các giải pháp quản lý, phòng trừ trong thời gian tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại