Nhân quả báo ứng: Ngỗ ngược với cha mẹ, nam thanh niên chết thảm, cả làng không một ai thương xót

Khánh An |

Người trong làng bàn luận về cái chết của cậu ấy giống như đang nói về chuyện một con lợn bị giết thịt vậy, không có một chút thương xót. Một ông già căm giận nói đúng hai chữ: "Báo ứng!"

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Câu chuyện dưới đây được đăng tải trên trang Bí mật Trung Hoa (Trung Quốc).

Con trai thứ ba của chú tôi mới mất vì tai nạn giao thông, cậu ấy mới 30 tuổi, vẫn chưa cưới vợ.

Người trong thôn bàn luận về cái chết của cậu ấy giống như đang nói về chuyện một con lợn bị giết thịt vậy, không có một chút thương xót. Một ông già căm giận nói đúng hai chữ: "Báo ứng!"

Em con chú tôi nhỏ hơn tôi vài tuổi, trong ấn tượng của tôi, cậu ấy cũng được xem là thật thà chất phác, hàng xóm láng giềng nhờ giúp việc gì cũng không từ chối, đối xử với ai cũng đàng hoàng.

Chỉ có điều cậu ấy không hiếu thảo với bố mẹ. Tôi từng nghe thấy người trong làng bàn tán về việc cậu ấy đánh mắng bố mẹ.

Có một lần về quê, tôi nhìn thấy chú mặt toàn là vết bầm tím, tôi còn tưởng rằng chú uống rượu say ở đâu rồi ngã bị thương, không ngờ chú lại chửi ầm lên: "Đều tại cái thằng bất hiếu kia, cái thằng trời đánh!"

Hai cha con chỉ vì một câu không hợp là đánh nhau, con trai ấn bố hơn 70 tuổi lên ngưỡng cửa mà đánh… Ông bố đáng thương làm sao có thể chống trả lại thằng con có cơ thể cường tráng được, kết quả thì chúng ta không cần nghĩ cũng biết.

Tôi nói với bố về việc chú tôi bị đánh, bố tôi cũng buông 2 từ: "Báo ứng!"

Rồi bố tôi kể lại: "Nó (chỉ chú tôi) lúc còn là thanh niên đối xử với bố của nó như thế nào? Gieo nhân nào gặp quả đấy!"

Chú tôi lúc còn trẻ vô công rồi nghề, cũng không hiếu thảo với cha mẹ. Lúc còn nhỏ, cuộc sống của gia đình tôi tốt hơn những gia đình bình thường khác.

Nhân quả báo ứng: Ngỗ ngược với cha mẹ, nam thanh niên chết thảm, cả làng không một ai thương xót - Ảnh 2.

Gia súc của đội sản xuất chết nên chia cho mỗi nhà một ít thịt, bố tôi luôn bảo tôi gọi ông cụ (cha của chú tôi) đến ăn cùng. Trong bữa ăn, ông cụ nói rất nhiều chuyện và nước mắt tuôn rơi, ông cụ nói với bố tôi rằng: "Cha cậu nuôi con tốt hơn tôi rồi!"

Có một lần, vì để có thịt cừu ăn mà chú tôi bắt nhốt ông cụ vào trong cái lu nước rỗng, việc này khiến tôi phải nhìn chú bằng con mắt khác.

Chú tôi không hiếu thuận với cha mẹ nên chú cũng phải chịu nỗi đau con trai không hiếu thuận với mình, đáng buồn hơn là con trai chú cuối cùng cũng phải gánh một kết cục quá đau đớn.

Trong thôn ai cũng biết chuyện gia đình chú, chuyện thành viên trong nhà gặp báo ứng. Họ coi đó là minh chứng cho đạo lý "thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo", lấy đó làm gương để dạy dỗ con cháu đời sau.

Lời bình

Đừng có nói thiện ác không có báo ứng, từ xưa đến nay nhân quả chưa từng bỏ qua bất kỳ ai. Có câu tục ngữ: "Bách thiện hiếu vi tiên" (Trong một trăm điều thiện thì chữ hiếu đứng đầu), hiếu thuận là một đức tính truyền thống tốt đẹp, được kế thừa hàng nghìn năm, nó giúp gia đình hạnh phúc, quốc thái dân an.

Con người hiện đại ngày nay có lẽ vẫn nhiều người không tin vào thiện ác báo ứng, không tin nhân quả, chỉ biết đến tiền, vì tiền mà việc gì cũng dám làm, thủ đoạn gì cũng dám dùng, vì lợi ích cá nhân mà không màng đến lương tâm, không màng đến đạo đức...

Nhân quả báo ứng: Ngỗ ngược với cha mẹ, nam thanh niên chết thảm, cả làng không một ai thương xót - Ảnh 4.

Nhân quả báo ứng, gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy, có khác thì chỉ là "quả" sẽ xuất hiện hoặc sớm hoặc muộn mà thôi. Vì thế, mỗi người hãy sống và làm theo lương tâm, sống có đạo đức để không bao giờ phải hối hận về những việc mình đã làm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại