Tại sao các hệ thống tên lửa hạt nhân di động lại phổ biến trong quân đội Nga?

Anh Minh |

Các Lực lượng Vũ trang của Nga sở hữu một kho vũ khí mạnh mẽ và ngày càng phát triển, trong đó có các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) di động trên đường bộ, sẽ tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa hạt nhân của Điện Kremlin.

Các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) di động trên đường bộ, sẽ tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa hạt nhân của Nga

Các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) di động trên đường bộ, sẽ tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa hạt nhân của Nga

Trong giai đoạn sau của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô bắt đầu quan tâm đến việc phát triển một lực lượng cơ động. Có một số ưu điểm đối với ICBM di động, trong đó ưu điểm nổi bật trong tư duy chiến lược của Liên Xô là khả năng sống sót.

Theo đó, Liên Xô ngày càng lo ngại rằng Mỹ đã đạt được hoặc đang trên đà đạt được khả năng tấn công phủ đầu chống lại các hệ thống tên lửa phóng từ silo (bệ phóng ngầm trong lòng đất) của họ.

Đối với các bệ phóng tên lửa di động, đối phương khó theo dõi, nhắm mục tiêu và tiêu diệt hơn nhiều so với các bệ phóng cố định trong silo. Do đó, các ICBM di động là nguồn dự phòng chiến lược quan trọng, cung cấp một giải pháp thay thế có thể sống sót nếu các bộ phận khác của bộ ba hạt nhân Liên Xô thất bại.

Nhiều người tin rằng hệ thống RT-21, hay SS-16, là nỗ lực đầu tiên của Liên Xô trong việc phát triển ICBM di động. Tuy nhiên, không có dấu hiệu rõ ràng rằng hệ thống SS-16 đã từng đi vào hoạt động hay không: một số báo cáo chỉ ra hàng loạt lỗi thiết kế và các cuộc thử nghiệm thất bại.

RT-2PM (SS-25) Topol, một tên lửa ICBM nhiên liệu rắn ba giai đoạn mang trên xe phóng di động (TEL), là thành công lớn đầu tiên của Liên Xô trong việc củng cố bộ ba hạt nhân trên bộ. SS-25 là nền tảng của lực lượng ICBM di động Nga trong những năm sau khi Liên Xô sụp đổ.

Nhưng Điện Kremlin ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu chế tạo hệ thống kế nhiệm. Đó là một dự án bắt đầu từ cuối năm 1980 nhằm chế tạo một biến thể Topol tiên tiến.

Topol-M (SS-27) có một đầu đạn có sức công phá 550 kiloton, có khả năng cơ động né tránh hệ thống phòng không đối phương, theo National Interest là ở mức cơ bản, cũng như một số biện pháp đối phó khác.

Cũng như một số tên lửa sau này của Nga, nó sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kỹ thuật số GLONASS. Điện Kremlin đặt mục tiêu thay thế tất cả các hệ thống Topol bằng Topol-M vào đầu những năm 2020; một mục tiêu khá thực tế với giả định rằng Nga có thể duy trì tốc độ hiện đại hóa hiện tại.

Sau đó, có RS-24 Yars, hoặc SS-27 Mod 2, được nhiều người cho là một biến thể Topol-M được trang bị ba đầu đạn đa hướng (MIRV). Các chi tiết về việc triển khai vẫn còn ít ỏi, nhưng các nhà phân tích cho rằng ICBM Yars có các biến thể dựa trên xe phóng di động và cả silo.

Người ta thường tin rằng Lực lượng vũ trang của Nga sở hữu khoảng 45 tên lửa Topol, 60 Topol-M và 135 hệ thống Yars di động. Với việc loại bỏ dần dần loại cũ và thay thế bằng tên lửa mới, tỷ lệ hiện đại hóa ICBM của Nga sẽ vượt quá 80% trong vài năm tới.

Trong thời gian gần đây, trọng tâm phát triển của Nga đã phần nào chuyển từ ICBM di động trở lại các hệ thống cố định tiên tiến.

Có rất ít nghi vấn rằng tên lửa RS-28 Sarmat, một trong sáu vũ khí mới được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong bài phát biểu thường niên năm 2018 của ông, là một trong những ICBM mới có hiệu quả nhất của Nga.

Với một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng, nặng 200 tấn, tốc độ Mach 10, ông Putin khẳng định rằng Sarmat hoàn toàn không thể bị đánh chặn bởi bất kỳ hệ thống phòng không "hiện tại hoặc tương lai" nào.

Tuy nhiên, các ICBM di động trên đường tiếp tục chiếm một lượng lớn kho vũ khí chiến lược hạt nhân của Nga. Thực tế đó khó có thể sớm thay đổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại