Loại bỏ 3 mãnh tướng này không dùng, Gia Cát Lượng đem cơ hội trao cho người khác để rồi phải ôm hận ngàn năm

Khánh An |

Có sự suy tính kỹ lưỡng trong kế sách của Gia Cát Lượng, chỉ tiếc rằng ngay trong lần Bắc phạt đầu tiên, thừa tướng của nhà Thục Hán đã phải đón nhận thất bại cay đắng.

Gia Cát Lượng cho rằng Nguỵ Diên có tướng phản phúc, đến mức sau khi chết có thể lợi dụng vấn đề giữa Dương Nghi và Nguỵ Diên, ung dung giải quyết được Nguỵ Diên, phòng ngừa nội loạn dẫn đến việc chính quyền Thục Hán chịu tổn thất nghiêm trọng.

Thế nhưng ông lại không nhìn ra Mã Tắc chỉ được cái mã, thật ra là một công tử bột huênh hoang. Gia Cát Lượng chọn trọng dụng Mã Tắc, hậu quả là trong lần Bắc phạt thứ nhất đã để đánh mất Nhai Đình - một vị trí vô cùng trọng yếu chiến lược, khiến cho kế hoạch sau này của Thục Hán khó có thể thực hiện, cuối cùng phải quay về không công một cách đáng tiếc.

Thật ra nếu như Gia Cát Lượng dùng Nguỵ Diên, thì dù là bảo vệ Nhai Đình hay cuối cùng mang quân nghi binh ra dụ đại quân của Tào Chân ở Cơ Cốc, Nguỵ Diên đều có thể gánh vác, ít nhất cũng đảm bảo không thất bại.

Gia Cát Lượng quả thật đã nhìn thấu dã tâm của Nguỵ Diên. Ngày thường ông ta tự cho rằng mình có tài nhưng không gặp thời, nên mỗi lần Nguỵ Diên theo Gia Cát Lượng đi đánh trận đều xin được chỉ huy hàng vạn binh lính, chia ra đi đường khác với Gia Cát Lượng, muốn bắt chước theo câu chuyện của Hàn Tín, nên Gia Cát Lượng không đồng ý.

Gia Cát Lượng cũng có phần đánh gia cao bản thân, đồng thời cho rằng nếu như trong lần đầu tiên tiến hành Bắc phạt đã để Nguỵ Diên giành được công lớn nhất, để Diên có được uy danh một cách thuận lợi, vậy thì Diên sẽ càng không chịu làm theo sự quản lý điều động của Gia Cát Lượng. Thế nên sau khi suy tính, Gia Cát Lượng cảm thấy không thể dùng Nguỵ Diên.

Loại bỏ 3 mãnh tướng này không dùng, Gia Cát Lượng đem cơ hội trao cho người khác để rồi phải ôm hận ngàn năm - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Ngụy Diên trên phim.

Không dùng Ngụy Diên, cũng không chọn Khương Duy hay Triệu Vân

Thứ nhất, thất bại của trận Di Lăng khiến cho chính quyền Thục Hán mất hết nhân tài quản lý của.

Từ thuở Lưu Bị còn sa sút, Triệu Vân đã đi theo ông. Triệu Vân chắc chắn là người có sức ảnh hưởng lớn nhất sau Quan Vũ và Trương Phi, cũng phù hợp nhất để chỉ huy nghi binh của Thục Hán dụ quân chủ lực của Tào Nguỵ ở Cơ Cốc. Huống chi ngay cả Lưu Bị cũng nói Tử Long vô cùng gan dạ, đây cũng là biểu hiện mà Gia Cát Lượng yêu cầu người tài phải có.

Trong lần đầu tiên Gia Cát Lượng tấn công Kỳ Sơn, ba quận Nam An, Thiên Thuỷ, Vĩnh An phản Nguỵ theo Hán, Khương Duy là lướng lĩnh đầu hàng. Khi Gia Cát Lượng còn chưa tìm hiểu tường tận về Khương Duy, con người cẩn trọng như Gia Cát Lượng sẽ không thể Duy gánh vác nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ Nhai Đình.

Thứ hai, theo ghi chép trong "Tam quốc chí", Mã Tắc có tài năng võ thuật thiên bẩm, con mắt mưu lược quân sự nhạy bén, Gia Cát Lượng vô cùng coi trọng.

Từ đó có thể thấy, Gia Cát Lượng đánh giá cao tài năng của Mã Tắc, hơn nữa khi Gia Cát Lượng chuẩn bị đánh Nam dẹp Bắc, có từng trò chuyện với Mã Tắc rằng: "Tuy nhiều năm qua chúng ta cùng nhau tính kế, nhưng bây giờ chúng ta ở địa vị có lợi hơn", ý của câu này là hai chúng ta đã bàn bạc nhiều năm, ông có kế hoạch tốt nào không?

Vậy là Mã Tắc đề nghị Gia Cát Lượng đánh chiếm Di Việt, phải vừa đánh vừa xoa, dùng sách lược thuyết phục bằng lý lẽ, vậy mới có thể phía Nam ổn định lâu dài.

Loại bỏ 3 mãnh tướng này không dùng, Gia Cát Lượng đem cơ hội trao cho người khác để rồi phải ôm hận ngàn năm - Ảnh 4.

Hình ảnh nhân vật Khương Duy trên phim.

Hai điều được nêu trên có thể cho thấy rõ, Gia Cát Lượng coi Mã Tắc là người kế nghiệp mình, cho nên ông nhất quyết để Mã Tắc làm chủ lực trong cuộc chiến bảo vệ Nhai Đình.

Khi ấy Gia Cát Lượng cho rằng việc bảo vệ Nhai Đình dường như hoàn toàn không có gì khó khăn. Thứ nhất, đại quân của Tào Chân đều đã bị Triệu Vân kìm hãm. Thứ hai, trận Nhai Đình là trận đánh cho quân Tào không kịp phòng bị, huống chi thời điểm ấy tinh thần của đại quân của Thục Hán đang sục sôi, quân Tào đang mệt mỏi rã rời.

Do đó, đây chắc chắn là một ưu thế, để Mã Tắc làm chủ lực không những có thể kiểm tra được năng lực thực chiến của ông mà còn có thể tăng cường sức ảnh hưởng của Gia Cát Lượng, đặt nền móng cho người kế nghiệp mình trong tương lai.

Trao cơ hội cho Mã Tắc, kế hoạch Bắc phạt của Gia Cát Lượng bị trì hoãn

Gia Cát Lượng Bắc phạt lần đầu tiên với kế hoạch tổng thể là nhân lúc Tào Phi vừa mới chết, Tào Duệ mới nối ngôi, nền móng vẫn chưa vững chắc, lại thêm thời cơ Tôn Quyền triển khai quân ở Trường Giang, sắp giao chiến với Tào Nguỵ, tranh thủ trước khi Tào Nguỵ ra quân, đánh chiếm bất ngờ vào khu vực Lũng Hữu, phối hợp với bộ lạc người Nhung bắt đầu không ngừng thôn tính cả vùng Quan Trung, dần dần tiến đến Trường An.

Điều này tương đồng với chiến lược "Tây hoà chư Nhung, Nam phủ Di Việt" năm xưa ông đề ra ở Long Trung.

Chiến lược này không có vấn đề gì, trù tính cả chiến thuật cũng phù hợp với tinh hoa của binh pháp Tôn Tử: Phàm chiến giả, dĩ chính hợp, dĩ kỳ thắng.

Loại bỏ 3 mãnh tướng này không dùng, Gia Cát Lượng đem cơ hội trao cho người khác để rồi phải ôm hận ngàn năm - Ảnh 6.

Tranh vẽ minh họa trận Nhai Đình.

Quân nghi của Triệu Vân có thể được nói là chính binh, làm ra vẻ cho Tào Nguỵ nhìn vào, kỳ binh chân chính lại dùng đội quân của Mã Tắc. Cho dù như vậy, hai cánh quân của Triệu Vân và Mã Tắc đều có chung một vai trò quan trọng là bảo đảm cho hậu phương của đại quân Gia Cát Lượng được an toàn và đảm bảo lương thảo được cung ứng đầy đủ.

Tuy nhiên, vì Nhai Đình thất thủ, tất cả kế hoạch trước đó dù đã được chuẩn bị thoả đáng cũng chẳng còn tác dụng. Tình thế đảo ngược, Gia Cát Lượng bị mất bàn đạp tấn công, lỡ mất cơ hội đánh chiếm Lũng Hữu, đại quân Thục không thể tiến nữa mà buộc phải lui về Hán Trung. Cuộc Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng đến đây coi như thất bại.

Để làm nghiêm quân pháp, Gia Cát Lượng đã xử trảm toàn bộ từ Mã Tốc cho đến hai tướng tác chiến trận Nhai Đình là Trương Hưu và Lý Thịnh, truy cứu trách nhiệm về thất bại quân sự. Mã Tốc chết khi mới có 39 tuổi.

Lời kết

Lưu Bị đã từng nói, Mã Tắc là người khoác lác, lời nói phóng đại không thực tế, không thể giao phó đại sự.

Ngẫm kĩ lại về con người Mã Tắc, Lạn Tương Như đã từng nói về điểm chung giữa ông và Triệu Quát như sau:

Quát chỉ biết đọc sách của cha để lại, không biết ứng biến. Tuy rằng những thông tin liên quan đến Mã Tắc được ghi chép trong lịch sử không hề nhiều, nhưng liên tưởng đến thất bại của Triệu Quát sẽ không khó để đoán được kết cục của Mã Tắc.

Tấm gương xấu có chút công lao đã kiêu căng tự mãn, tự nghĩ bản thân giỏi giang của họ là lời nhắc nhở cho đời sau.

*Theo Sohu (Trung Quốc)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại