Hé lộ kịch bản né đòn tấn công hạt nhân Nga của Mỹ

Vũ Thu Hương |

Kịch bản Nga “tấn công” nước Mỹ không chỉ khiến các quan chức Washington khiếp sợ mà còn gây áp lực cho chiến lược quan hệ giữa hai nước.

Mỹ từng mang nỗi lo hạt nhân Nga

Mỹ từng mang nỗi lo hạt nhân Nga

Trong suốt những năm 1950 và đến những năm 1960, chính phủ Mỹ đã bỏ trống kế hoạch diễn tập sơ tán ở các thành phố cũng như xây dựng các khu trú ẩn nhằm giúp các khu vực đô thị an toàn trước các cuộc tấn công.

Từ thế chiến thứ 2, nước Mỹ nổi lên là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới . Mỹ không chỉ tạo ra một nửa sản lượng kinh tế của thế giới mà còn sở hữu loại vũ khí khủng khiếp nhất. Ban đầu, các quan chức Mỹ tin rằng Washington sẽ độc quyền sở hữu hạt nhân lâu dài.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, dù muốn hay không Mỹ cũng phải chấp nhận sự thực rằng Liên Xô gia nhập câu lạc bộ hạt nhân vào ngày 29/8/1949. Và cú sốc tiếp theo của Mỹ khi Matxcơva có được vũ khí nhiệt hạch.

Cú sốc này thực sự nặng nề thêm khi ngày 1/3/1954, Mỹ thử nghiệm quả bom nguyên tử có tên Castle Bravo. Ban đầu, các nhà khoa học đánh giá sai về sức công phá quả bom.

Thực tế, khả năng công phá của bom tới 15 megaton trong khi các nhà khoa học dự đoán chỉ tầm 5 hay 6 megaton. Vụ nổ phóng xạ này vượt xa những gì nhóm thử nghiệm tính toán. Cuộc thử nghiệm không chỉ gây nhiễm độc cho những người dân sống trên đảo gần đó mà còn gây ảnh hưởng tới cả những cư dân tình cờ có mặt trong khu vực vào thời điểm thử nghiệm.

Sau thử nghiệm, các nhà khoa học đã có cuộc thử nghiệm mẫu bụi phóng xạ Castle Bravo, lấy Washington, DC là điểm 0. Kết quả thật đáng kinh ngạc. Theo như lời thuật trong cuốn sách về sự kiện này của nhà báo Annie Jacobsen: Nếu đặt điểm 0 ở Washington, D.C…. mọi cư dân trong khu vực Washington-Baltimore rộng lớn sẽ tử vong.

Nếu không có các boongke để bảo vệ, toàn bộ dân cư sống ở đó sẽ tử vong khi nhiễm phóng xạ chỉ trong vài phút. Nga y cả với khu vực Philadelphia, cách đó tới 200km, phần lớn dân cư bị phơi nhiễm phóng xạ cũng sẽ tử vong chỉ trong vòng một giờ. Tại thành phố New York, cách hơn 300km về phía bắc, một nửa dân số cũng có thể thiệt mạng khi đêm xuống.

Và kịch bản Liên Xô có thể gây ra sự tàn phá này đối với nước Mỹ không chỉ khiến các quan chức Mỹ khiếp sợ mà còn tạo ra thách thức về mặt chiến lược. Và rốt cuộc, chiến lược của Mỹ là sử dụng vũ khí hạt nhân để đối trọng với sức mạnh của Nga.

Có điều, chiến lược này chỉ hợp lý khi Moscow không thể trả đũa Mỹ và chiến lược này chỉ có thể phát huy tác dụng khi số lượng vũ khí nguyên tử hạn chế. Nhưng ở thời kỳ vũ khí nhiệt hạch có sức hủy diệt khủng khiếp phát triển thần tốc như này, chiến lược ấy sao có thể đáp ứng?

Phòng thủ dân sự lúc này là một ý tưởng hay. Nhắc đến phòng thủ dân sự, nhiều người thường chỉ nghĩ đến các cuộc tập trận trong các trường học ở Mỹ. Nhưng thực tế, các kế hoạch phức tạp hơn nhiều.

Trong suốt những năm 1950 và đến những năm 1960, chính phủ Mỹ đã bỏ trống kế hoạch kêu gọi sơ tán ở các thành phố và xây dựng các khu trú ẩn tránh bụi phóng xạ ở các thành phố lớn trong các cuộc tấn công hạt nhân. Trách nhiệm và vai trò được nhắc đến của chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương cũng liên tục thay đổi, và bao nhiêu tiền để dành cho những nỗ lực này cũng thường xuyên trở thành vấn đề tranh cãi.

Dưới thời chính quyền Tổng thống Eisenhower, Chính phủ liên bang Mỹ đã nỗ lực rất nhiều trong việc triển khai các kế hoạch phòng thủ dân sự, thậm chí ngay cả khi chính Tổng thống nghi ngờ tính hiệu quả của kế hoạch này.

Chẳng hạn, bắt đầu từ năm 1954, Mỹ tổ chức các cuộc tập trận quy mô toàn quốc hàng năm nhằm thực hành cách đối phó với các cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô vào các thành phố của Mỹ. Tuy nhiên, kết quả của các đợt tập trận này không khả quan.

Quốc hội Mỹ cũng cố gắng nâng cao niềm tin của người dân Mỹ vào khả năng sống sót sau một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tại một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, cựu thống đốc Nebraska, người được Tổng thống Eisenhower bổ nhiệm làm giám đốc Cục Phòng vệ Dân sự, ông Peterson tiết lộ rằng kế hoạch của chính quyền nằm ở việc đào các rãnh ven đường dọc theo các đường cao tốc công cộng dẫn ra khỏi tất cả các thành phố lớn trên toàn quốc.

Các chiến hào phải sâu 1m và rộng nửa m. Khi bị bom tấn công, mọi người phải dừng, bỏ xe lại, nằm xuống chiến hào và phủ đầy đất lên người.

Tuy nhiên, trước câu hỏi của một thượng nghị sĩ rằng chính phủ dự định cung cấp các dịch vụ cơ bản như thực phẩm, nước và vệ sinh như thế nào cho người dân trong các chiến hào này, ông Peterson thừa nhận: “Rõ ràng, trong những chiến hào này, nếu xây khẩn cấp, sẽ không có được những dịch vụ đó. Thực tế, vấn đề thực phẩm sẽ khá tồi tệ”.

Dẫu vậy, những nỗ lực phòng thủ dân sự không hoàn toàn vô ích. Chẳng hạn, nhu cầu sơ tán trong các thành phố tất yếu sẽ dẫn đến việc phải xây dựng hệ thống đường cao tốc nối liền các tiểu bang của liên bang cũng như hệ thống hầm ngầm.

Washington phải xây dựng những nơi trú ẩn tốt cho tổng thống và các bộ phận khác của cơ quan hành pháp, các thành viên của Quốc hội, Tòa án Tối cao, cũng như thực hiện các bước khác để tăng cường các biện pháp chỉ huy và kiểm soát. Tất cả các biện pháp này đều hữu ích trong việc nâng cao năng lực răn đe chiến lược của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại