Chiến sự khốc liệt tại Nagorno-Karabakh đánh dấu 'ngày tàn' của sức mạnh tăng thiết giáp?

Minh Đức |

Nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh tương lai của xe tăng và bọc thép trong quân đội hiện đại.

Ngày 9/11, một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian với sự tham gia của Armenia và Azerbaijan đã chấm dứt cuộc chiến kéo dài 6 tuần tại Nagorno-Karabakh, khiến hàng nghìn người thương vong và hàng chục nghìn người mất nhà cửa.

Tờ Business Insider đăng tải, tính chất khốc liệt của cuộc chiến một phần đến từ việc các máy bay không người lái có trang bị vũ khí được sử dụng với quy mô lớn.

Mỗi ngày, Bộ Quốc phòng Azerbaijan đều công bố những video ghi lại máy bay không người lái Azerbaijan tấn công các mục tiêu Armenia, thậm chí còn cho phát trên các màn hình lớn tại các địa điểm công cộng ở thủ đô Baku.

Chiến sự khốc liệt tại Nagorno-Karabakh đánh dấu ngày tàn của sức mạnh tăng thiết giáp? - Ảnh 1.

Một xe tăng của Armenia bị phá hủy vào tháng 11/2020 (ảnh: Getty)

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev trực tiếp ca ngợi máy bay không người lái là chìa khóa cho các thành công trên chiến trường của quân đội nước này.

Các hình ảnh cho thấy, phía Armenia đã phải chịu những tổn thất khó có thể gượng dậy nổi, đặc biệt trong lực lượng tăng thiết giáp. Vốn được coi là nền tảng sức mạnh chủ chốt của bất kỳ lực lượng vũ trang nào, tuy nhiên với cuộc chiến tại Nagorno-Karabakh, tương lai của xe tăng hiện đang đối mặt nhiều nghi ngờ.

Thiệt hại to lớn

Những tranh cãi xung quanh lực lượng tăng thiết giáp đã xuất hiện từ năm 1973 trong giai đoạn nổ ra cuộc chiến Yom Kippur. Vào thời điểm đó, một loạt các xe tăng và xe bọc thép của Israel bị bộ binh Arab tiêu diệt hàng ngày bằng tên lửa dẫn đường chống tăng do Liên Xô chế tạo là AT-3 Sagger.

Những người phản đối cho rằng, không có lợi ích gì khi đầu tư sản xuất các xe tăng mới bởi vì chúng rất dễ bị tấn công bởi trực thăng và các vũ khí chống tăng khác đang ngày càng phát triển.

Trận chiến tại Nagorno-Karabakh dường như là một minh chứng rõ rệt nhất.

Ngày 26/10, Tổng thống Aliyev tuyên bố, quân đội Azerbaijan đã tiêu diệt 252 xe tăng và 50 xe chiến đấu bộ binh của Armenia. Một ngày trước khi thỏa thuận hòa bình được công bố, Armenia cho hay, họ đã phá hủy tổng cộng 784 xe bọc thép của đối thủ

Theo các nhà phân tích, có khả năng lớn là cả hai bên đều đang phóng đại con số đưa ra. Tuy nhiên, những video đã công bố cũng các phân tích dữ liệu chỉ ra một điều, các đơn vị thiết giáp đã hứng chịu thiệt hại to lớn.

Nhiều chuyên gia cũng đề cập tới quyết định của Hà Lan giải tán hoàn toàn lực lượng xe tăng vào năm 2011 và các đơn vị xe tăng đang trong quá trình giải thể của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Họ dự đoán, quân đội Anh sẽ sớm đưa ra động thái tương tự, đánh dấu "ngày tàn" cho vị thế của xe tăng trong quân sự hiện đại.

Chiến sự khốc liệt tại Nagorno-Karabakh đánh dấu ngày tàn của sức mạnh tăng thiết giáp? - Ảnh 2.

Các xe tăng Armenia bị Azerbaijan thu giữ ngày 5/10 (ảnh: Getty)

Máy bay không người lái là thế lực mới

Không phải mọi sự phản đối xe tăng đều hoàn toàn có lý.

Thứ nhất, trong khi các vũ khí chống tăng đang ngày càng hiện đại, công nghệ chế tạo xe tăng cũng có những bước phát triển mới. Ngày nay, các xe tăng chiến trường quan trọng được trang bị những chi tiết như vỏ thép hợp kim, hệ thống bảo vệ chủ động có khả năng phát hiện và tiêu diệt các vũ khí chống tăng…

Tuy nhiên, mối đe dọa hiện tại – được thể hiện trên chiến trường Nagorno-Karabakh lại đến từ những vũ khí khá mới: các máy bay không người lái và đạn tuần kích (hay còn gọi là máy bay không người lái tự sát).

"Các thiết bị bay không người lái rõ ràng là một trào lưu mới quan trọng", cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - Mark Cancian chia sẻ với Business Insider.

Azerbaijan đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua các các máy bay không người lái do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel sản xuất – bao gồm các máy bay không người lái thông thường và máy bay không người lái tự sát.

Tính hiệu quả của chúng là không thể bàn cãi. Trong một đoạn video, ít nhất 5 xe tăng trong cùng một nhóm của Armenia đã bị phá hủy hoặc hư hỏng nặng nề chỉ sau một đòn tấn công từ Azerbaijan. Các máy bay không người lái cũng cung cấp thông tin mục tiêu cho pháo binh của Azerbaijan – giống như những gì người Nga từng làm tại Ukraine.

Chiến sự khốc liệt tại Nagorno-Karabakh đánh dấu ngày tàn của sức mạnh tăng thiết giáp? - Ảnh 3.

Xe tăng T-14 Armata của Nga trong cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thú Hai tại Moscow, tháng 5/2015 (ảnh: TASS)

Một giai đoạn mới

Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia chưa thể chấm dứt cuộc tranh cãi xung quanh tương lai của xe tăng. Thay vào đó, có thể nói nó tạo ra một giai đoạn mới khi nêu lên vấn đề: để xe tăng trở nên hữu dụng hơn, cần phải giải quyết được mối đe dọa từ các máy bay không người lái.

"Câu hỏi không phải là 'tôi có nên từ bỏ xe tăng không?' mà là "nếu nó vẫn còn hữu dụng, tôi phải làm gì để bảo vệ chúng và khiến chúng hoạt động hiệu quả hơn", ông David Johnson, nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn chính sách RAND Corporation nói.

"Vấn đề lớn hơn là, 'làm sao tiêu diệt được máy bay không người lái?'. Đó là một câu hỏi khó", ông bổ sung.

Quân đội Mỹ đôi khi bị đánh giá là còn chưa có đủ năng lực phòng thủ trên không. Nhiều vũ khí phòng không tầm ngắn của Mỹ hiện không còn hoạt động sau Chiến tranh Lạnh và Mỹ phải dựa vào lực lượng Không quân để đạt được sức mạnh thống trị trên không.

Tuy nhiên, nhiều dự án đối phó với máy bay không người lái hiện đang được phát triển. Các xe tăng mới cũng vẫn tiếp tục được cải tiến và triển khai. Mùa hè năm ngoái, các xe tăng mới M1A2 SEP V3 của Mỹ bắt đầu đi vào hoạt động. Trung Quốc đẩy mạnh triển khai mẫu tăng hạng nhẹ Type 15 mới trong khi Nga dự kiến sẽ sớm tiếp nhận loạt tăng Armatas T-14 trong tương lai gần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại