10 lý do "muôn thuở" khiến bạn nai lưng làm việc vẫn không thể tiết kiệm nổi một xu

THU HỒNG |

Còn quá sớm để tiết kiệm, trải nghiệm đã, mình còn trẻ mà hay kiếm tiền quan trọng hơn, chuyện giữ tiền để sau… Bạn có thấy quen thuộc với những câu nói này? Đó cũng chính là những lý do muôn thuở khiến chuyện tiết kiệm của bạn mãi không thể thực hiện được.

1. Lầm tưởng mình còn nhiều thời gian

Bạn thường ảo tưởng cho chính mình. Thường xuyên lấy cớ vẫn còn nhiều thời gian để tiết kiệm hoặc làm việc.

Tuy nhiên, việc bào chữa như vậy có thể làm mọi người vỡ mộng chỉ trong thời gian ngắn.

Để tới cuối cùng, bạn sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn tài chính trong thực tế. Và tự gánh chịu hậu quả cho những hành động trước đó của bản thân.

Hãy nhớ rằng, khi càng kéo dài thời gian thì việc tiết kiệm của bạn càng giảm hiệu quả. Nếu thực hiện sớm những gì cần phải làm, thì sẽ có thêm nhiều thời gian và cơ hội để tích lũy. 

Bạn tiết kiệm càng sớm, bạn càng có nhiều tiền. Đặc biệt là phần lãi kép lâu dài sẽ nhận được.

2. Tạo thói quen xấu

10 lý do muôn thuở khiến bạn nai lưng làm việc vẫn không thể tiết kiệm nổi một xu - Ảnh 1.

Lên kế hoạch chi tiêu mới là cách giúp bạn hoàn thành mục tiêu tiết kiệm. Ảnh minh họa.

Thói quen xấu là bạn không bao giờ lên kế hoạch tiết kiệm cụ thể. Và nghĩ rằng, mình sẽ tiết kiệm nhiều hơn vào tháng tới. Sau đó, bạn chi tiêu tất cả thu nhập kiếm được trong tháng trước vào những thứ thích mua.

Tuy nhiên, bạn nên nghĩ đến việc tiết kiệm để chuẩn bị cho các sự việc đột xuất hoặc những sự kiện lớn trong đời.

Tiết kiệm theo kế hoạch là thói quen nên hình thành. Có thể rèn luyện thói quen này bằng cách thường xuyên tiết kiệm. 

Nếu bạn biến nó trở thành thói quen thay vì chỉ là lời hứa xuông với bản thân, bạn sẽ tạo ra được số tiền lớn để thực hiện nhiều kế hoạch trong cuộc đời.

3. Phàn nàn và suy nghĩ tiêu cực

Bạn lúc nào cũng cảm thấy cuộc sống quá khó khăn. Bạn nghĩ rằng mình không bao giờ có thể thoát khỏi những vòng xoáy của cuộc sống. Hoặc việc giàu có chỉ dành riêng cho một số người có đặc quyền.

Loại tâm lý này không chỉ làm giảm sự tiến bộ của bạn mà còn kéo luôn bạn xuống các rủi ro tài chính.

Các doanh nhân và những người giàu có suy nghĩ khác. Không giống như bạn, họ tin rằng họ xứng đáng để làm giàu và họ có thể làm giàu. Thay vì nhìn thấy những khó khăn, họ thấy cơ hội.

4. Quá sợ thất bại

Khi quá sợ thất bại, bạn sẽ trở nên sợ hãi và không dám chấp nhận rủi ro. Trong giới kinh doanh và tài chính, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thử một điều gì đó mới mẻ. 

Nếu lấy từ kinh nghiệm của các doanh nhân thành công, loạt phim bán chạy nhất Harry Potter lần đầu tiên bị từ chối bởi 12 nhà xuất bản trước khi đến tay của Bloomsbury. 

Nếu Rowling đã bỏ cuộc sau những lần từ chối và ngừng theo đuổi mục tiêu của mình, chắc chắn cô ấy sẽ không thể có khối tài sản và sự thành công như hiện tại.

5. Bạn chi tiêu vượt quá thu nhập

10 lý do muôn thuở khiến bạn nai lưng làm việc vẫn không thể tiết kiệm nổi một xu - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Có thể hiểu được, khi đã làm việc chăm chỉ cho số tiền kiếm được, bạn muốn cho mình một điều gì đó có giá trị để bù đắp và là phần thưởng cho bản thân. 

Không có gì sai với suy nghĩ đó nếu không chi tiêu phần lớn hoặc toàn bộ số tiền cho việc tự thưởng bản thân.

Trong thực tế, việc chi tiêu nhiều vượt quá thu nhập sẽ làm cho vấn đề tài chính của bạn tồi tệ hơn. Vì vậy cần xác định trạng thái tài chính thực tế của mình và ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu cho phù hợp.

6. Làm giàu là việc may mắn

Tâm lý này có thể biến bạn thành người dễ bỏ cuộc. Một khi bạn cho rằng có thể may mắn trở thành tỷ phú, lúc đó bạn sẽ ngừng cố gắng làm việc. 

Và khi đã ngừng cố gắng làm việc thì thực sự không có cách nào để làm giàu. Vì vậy, tùy thuộc vào hành động dựa trên mục tiêu, bạn có thể làm thay đổi tình hình tài chính cá nhân mà không dựa vào may mắn.

7. Tập trung vào hiện tại nhưng không có kế hoạch cho tương lai

Tin vào những gì xảy ra trong thực tế là một điều tốt. Tuy nhiên, tập trung vào hiện tại không có nghĩa là phải quên đi tương lai. 

Không nhất thiết phải ném hết tiền tiết kiệm và bảo hiểm ra ngoài cửa sổ. Bạn có kế hoạch lâu dài, điều đó sẽ làm thay đổi tình hình tài chính theo các giai đoạn.

Hãy nghĩ xem bạn có thể có một khoảng thời gian tốt đẹp hơn khi trở nên giàu có. Với mục tiêu đó trong tâm trí, bạn sẽ sẵn sàng hi sinh, điều tiết và tiết kiệm.

8. Suy nghĩ của bạn chỉ trong một chiếc hộp

10 lý do muôn thuở khiến bạn nai lưng làm việc vẫn không thể tiết kiệm nổi một xu - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Nếu bạn không sẵn sàng để tiếp nhận những ý tưởng mới. Cách sống truyền thống và quá “chắc chắn, an toàn" sẽ khiến bạn kết thúc như đa số mọi người xung quanh. 

Ngược lại, nếu dám khác biệt và làm những điều mới mẻ, kết thúc của bạn có thể sẽ khác.

9. Chỉ đầu tư vào một thứ (hoặc không hề)

Bạn có thể may mắn trúng thưởng với một khoản đầu tư nhỏ. Nhưng trò may rủi không thể theo bạn trong suốt cả cuộc đời, hãy tìm ra nhiều nguồn đầu tư khác nhau. 

Các nhà đầu tư thường khuyên: “Không nên bỏ trứng vào cùng một rổ”. Ngay cả khi bạn có chắc chắn về khoản đầu tư nào đó, hãy luôn xem xét khả năng xảy ra sự cố để tránh mất tất cả mọi thứ cùng lúc.

10. Bạn không có kế hoạch hoặc mục tiêu cụ thể trong đầu

Những người thất bại là những người không lên kế hoạch. Hãy nghĩ về những cách cụ thể để đạt được mục tiêu của mình. Nếu không, bạn sẽ kết thúc mà không có bất kỳ định hướng nào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại