'Sau tuổi 30, anh nghèo quen rồi': Câu chuyện cười sâu cay và bài học thức tỉnh nhiều người trẻ đang mải mê hưởng thụ cuộc sống

Phương Thúy |

Giai đoạn tuổi trẻ, sung sức và tràn đầy ý chí, nhất định phải xây dựng cho mình một “chiến hào” mạnh mẽ, thoát khỏi sự phụ thuộc về tuổi tác và tiền lương, như vậy, bạn mới có thể thong dong và bình tĩnh khi độ tuổi 35 chạm tới.

Cánh cửa tuổi 35: Hoặc là cuộc đời nở hoa, hoặc là cuộc sống bế tắc

Có một câu chuyện cười trên mạng Internet như thế này:

Một chàng trai trẻ tuổi đôi mươi, vừa tốt nghiệp ra trường và muốn thay đổi công việc, nhưng anh ta lại chưa xác định được mục tiêu gì. Trong lúc không biết phải làm gì, chàng trai này quyết định đi xem bói.

Thầy bói nhìn anh và nói: "Trước 30 tuổi, anh sẽ rất nghèo".

Chàng trai nghĩ thầm, ông ta nói cũng chuẩn phết. Hiện tại anh vừa mới bắt đầu, tiền lương rất thấp, chỉ đủ chi tiêu nếu biết thắt lưng buộc bụng chứ đừng nói đến việc tiết kiệm hay đầu tư. 

Đúng là một nghèo hai trắng, trong tay không có gì. Nhưng đó là trước 30 tuổi, sau này chẳng lẽ mình sẽ có cơ hội thay đổi?

Vậy là anh chàng vội hỏi: “Thế sau 30 tuổi thì sao?”.

Thầy bói trả lời: “Sau 30 tuổi, anh nghèo cũng quen rồi”.

Vốn là một câu chuyện cười, nhưng với những người từng “lăn lộn” với đời, họ lại nhận ra sự thật tàn khốc từ trong những lời đó.

Độ tuổi 30 được coi là một rào cản quan trọng. Bạn rất khó có thể tạo ra một bước nhảy vọt về chất lượng sau khi đi qua giai đoạn này. 

Muốn từ một người nghèo trở nên giàu có sau tuổi 30, chỉ có duy nhất 2 con đường, một là khởi nghiệp thành công, hai là trúng số độc đắc.

Còn đại đa số mọi người bình thường đều chỉ có thể từ từ tiến lên từ tuổi 25. 

Mỗi thời gian trôi qua, năng lực được tích lũy lại tăng tiến thêm một chút, cho tới khi đạt độ chín muồi từ 30 cho đến 35 tuổi trong một kỹ năng chuyên môn nhất định. 

Đó chính là tiền đề cốt lõi nhất để họ xây dựng chỗ đứng lâu dài cho bản thân, quyết định 90% mức thu nhập thực tế mà họ xứng đáng nhận được.

Một số người nói rằng tuổi 35 chính là một cái "hố", có nhiều người sự nghiệp đến tuổi này thì ổn định và thăng tiến, nhưng cũng có một số người càng ngày càng xuống dốc.

Sau tuổi 30, anh nghèo quen rồi: Câu chuyện cười sâu cay và bài học thức tỉnh nhiều người trẻ đang mải mê hưởng thụ cuộc sống - Ảnh 2.

Còn đại đa số mọi người bình thường đều chỉ có thể từ từ tiến lên từ tuổi 25. 

Mỗi thời gian trôi qua, năng lực được tích lũy lại tăng tiến thêm một chút, cho tới khi đạt độ chín muồi từ 30 cho đến 35 tuổi trong một kỹ năng chuyên môn nhất định. 

Đó chính là tiền đề cốt lõi nhất để họ xây dựng chỗ đứng lâu dài cho bản thân, quyết định 90% mức thu nhập thực tế mà họ xứng đáng nhận được.

Ở trường hợp thứ nhất, mọi chuyện thuận lợi, nhiều người sẽ leo đến vị trí bậc trung trong công ty, với trách nhiệm và mức lương tương xứng với kinh nghiệm và năng lực của mình.

Ngược lại, ở trường hợp thứ hai, khi mọi chuyện không thuận lợi, vì còn có cha mẹ già, vợ con ở nhà, họ cũng không đủ can đảm để từ bỏ vị trí ổn định của mình, mạo hiểm nhảy việc sang một công ty khác hay một lĩnh vực khác mà chưa biết trước được tương lai. 

Đây chính là nguyên do phổ biến nhất mà người ta nói rằng, sự nghiệp cả đời của một người có thể được quyết định bởi giai đoạn sự nghiệp trước 35 tuổi của họ.

Có thể thấy rằng, từ năm 25 tuổi cho đến 35 tuổi là giai đoạn mấu chốt nhất, ảnh hưởng tới tương lai cả đời của mỗi chúng ta.

Tuổi 20, thay vì làm việc chăm chỉ như người trẻ, chúng ta lại vội nghỉ dưỡng và hưởng thụ như người già

Làm việc chăm chỉ hơn khi bạn còn trẻ, đó là điều hiển nhiên.

Vấn đề nằm ở chỗ, trong độ tuổi từ 25 đến 35 quan trọng của sự nghiệp, người trẻ lại muốn đi du lịch, muốn tận hưởng cuộc sống, muốn ngắm nhìn nhân sinh,muốn thuận theo tự nhiên… 

Thay vì dùng nhiệt huyết của tuổi trẻ để đốt cháy đam mê và hết mình vì lý tưởng, người ta lại có xu hướng lựa chọn những sở thích an nhàn và hưởng thụ quá sớm. 

Thời gian 10 năm nhìn thì có vẻ dài, nhưng thực chất, điều cần làm có rất nhiều. Nếu không thể tận dụng kịp thời, lên kế hoạch tỉ mỉ, có sách lược và bố cục minh xác thì chúng ta rất khó có thể đạt tới một độ cao thích hợp khi bước vào tuổi 35.

Người ta thường nói, có 3 điều kiện để làm nên đại sự đó là “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Phải đủ cả 3 yếu tố thì mọi chuyện mới thuận lợi, dễ dàng thành công. Trong đó, “thiên thời” của sự nghiệp còn có thể là gì khác ngoại trừ tuổi trẻ, lòng nhiệt thành và sức sáng tạo vô hạn.

Khi còn đôi mươi, bạn có một công việc ổn định, đồng lương đủ tiêu, có nhà có xe, vậy là đủ an phận và ngừng phấn đấu sao? Không thể nào. 

Khi rủi ro xảy ra, một thảm họa bất ngờ nào đó xảy đến, chẳng hạn như tình hình dịch bệnh bùng nổ, suy thoái kinh tế, công ty phá sản… thì mọi kế hoạch tương lai của bạn đều trở nên vô định, thậm chí vỡ nát hoàn toàn.

Sau tuổi 30, anh nghèo quen rồi: Câu chuyện cười sâu cay và bài học thức tỉnh nhiều người trẻ đang mải mê hưởng thụ cuộc sống - Ảnh 4.

Người ta thường nói, có 3 điều kiện để làm nên đại sự đó là “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Phải đủ cả 3 yếu tố thì mọi chuyện mới thuận lợi, dễ dàng thành công. 

Trong đó, “thiên thời” của sự nghiệp còn có thể là gì khác ngoại trừ tuổi trẻ, lòng nhiệt thành và sức sáng tạo vô hạn.

Chúng ta đừng bao giờ quá vội thỏa mãn với những đồng lương khi còn trẻ mà bỏ quên khó khăn, trắc trở trong tương lai. 

Điều mà bạn cần ở thời điểm tuổi 35 quan trọng không còn là trình độ giáo dục, bằng cấp, thâm niên, kinh nghiệm hay ngoại hình như trong sơ yếu lý lịch nữa, mà nó phụ thuộc hết vào kỹ năng và năng lực tự thân. 

Hãy cố gắng dựng nên một “chiến hào” cho mình, thoát khỏi sự phụ thuộc vào vị trí công tác và tiền lương.

Khi còn trẻ hãy đặt những khó khăn, nỗi sợ hãi trong 20-30 năm tới bạn có thể gặp phải. 

Hãy học cách mạo hiểm và ép bản thân mình cố gắng, để có thể tìm được con đường tốt nhất cho mình. Hãy tận dụng tuổi trẻ để chạy nước rút và chiến đấu hết mình ngay khi còn đủ sức.

Không bao giờ là quá muộn để thay đổi và phấn đấu

Không có ai cả đời chỉ làm duy nhất một công việc để mưu sinh. Tại nơi làm việc, khi bạn cảm thấy ổn định, đó là lúc khủng hoảng của bạn đã đến.

Một anh chàng 36 tuổi làm ở trạm thu phí tại một thành phố nhỏ vừa bị cho thôi việc, và anh đã bàng hoàng đi gặp người phụ trách hỏi rằng: "Tôi đã 36 tuổi rồi, rời khỏi nơi này, tôi còn có thể đi đâu làm việc đây, chẳng lẽ phải học lại từ đầu mọi thứ tại nơi làm việc mới sao?".

Nhưng ngược lại, sự nỗ lực không bao giờ là quá muộn. Chỉ cần bạn không ngừng đầu tư vào bản thân, trau dồi để phát triển năng lực thì bạn vẫn luôn có cơ hội khẳng định chỗ đứng của mình.

Chẳng hạn như, một bà cụ 83 tuổi đã được Alibaba tuyển dụng với mức lương tương đương 1 tỷ 400 triệu đồng/năm. 

Hơn nữa, bà còn là KOL (người tư vấn chính) của hơn chục nhóm, và thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Mọi thứ bạn làm, bạn học trong đời đều sẽ có tác dụng vào một thời điểm nào đó trong đời. Chỉ cần đủ ý chí, nghị lực và khả năng thích nghi mạnh mẽ, bạn luôn có thể tìm cách sống sót ở mọi nơi, thoát khỏi sự trói buộc về tuổi tác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại