Ảnh vệ tinh "vạch trần" TQ: Điều 200 xe vây chiếm hồ nước, dùng máy ủi chặn sông của Ấn Độ?

Tất Đạt |

Trước vụ đụng độ khiến hàng chục người thiệt mạng, Trung Quốc đã có nhiều động thái bất thường quanh khu vực biên giới với Ấn Độ.

Mới đây, lãnh đạo quốc hội Ấn Độ Rahul Gandhi đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vì cuộc đụng độ bạo lực giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc ở phía đông Thung lũng Galwan ở Ladakh hồi tuần trước. Theo ông Gandhi, các bức ảnh vệ tinh khu vực cho thấy Trung Quốc đã "chiếm đóng vùng lãnh thổ của Ấn Độ gần hồ Pangong".

Được biết, động thái này được ông Gandhi thực hiện sau khi thủ tướng Modi nói rằng "không có một ai ở trong lãnh thổ và không ai chiếm được các cứ điểm [của Ấn Độ]".

"Trong khi trên thực tế, các ảnh vệ tinh cho thấy rõ ràng Trung Quốc đã chiếm lãnh thổ của Ấn Độ gần hồ Pangong," ông Gandhi viết trên Twitter cá nhân.

Hồ Pangong là nơi có vụ đụng độ giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc vào ngày 5-6/5 vừa qua. Các cuộc đối thoại quân sự cấp cao đã được tiến hành để giải quyết căng thẳng trước khi cuộc đụng độ bạo lực xảy ra vào đêm ngày 15/6 khiến 20 lính Ấn Độ tử vong.

Lãnh đạo quốc hội Rahul Gandhi tiếp tục chỉ trích ông Modi và cho rằng thủ tướng Ấn Độ đã "đầu hàng trước sự hung hăng của Trung Quốc". Tuy nhiên, sau đó chính phủ Ấn Độ đã phản đối nhận định này, cho rằng bạo lực "nổ ra bởi Trung Quốc đã tìm cách xây dựng các công trình dọc đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và từ chối rút lui".

Nghị sĩ Kamal Haasan đã yêu cầu chính phủ dừng "chi phối cảm xúc của người dân" và yêu cầu chính quyền ông Modi phải "chịu trách nhiệm" và "minh bạch".

Các hình ảnh vệ tinh do NDTV (Ấn Độ) nhận được cho thấy quân đội Trung Quốc (PLA) đã cho hơn 200 xe các loại, máy ủi và thiết bị đào xúc đất vào vùng Galwan trước khi vụ xô xát gây chết người xảy ra.

Ngoài sự di chuyển và thay đổi địa bàn hoạt động, các bức hình từ ngày 9/6 tới ngày 16/6 còn cho thấy Trung Quốc đã tìm cách làm cản trở, thậm chí chặn dòng chảy của sông Galwan.

Ảnh vệ tinh vạch trần TQ: Điều 200 xe vây chiếm hồ nước, dùng máy ủi chặn sông của Ấn Độ? - Ảnh 1.

Trong ngày 9/6, không có phương tiện nào di chuyển trong khi ngày 16/6 có tới hơn 79 xe đi qua khu vực chỉ cách LAC 1,3km.

Ảnh vệ tinh vạch trần TQ: Điều 200 xe vây chiếm hồ nước, dùng máy ủi chặn sông của Ấn Độ? - Ảnh 2.

Ở khu vực tiếp sau, có tới 127 phương tiện Trung Quốc chở theo các thiết bị đào xúc đất.

Ảnh vệ tinh vạch trần TQ: Điều 200 xe vây chiếm hồ nước, dùng máy ủi chặn sông của Ấn Độ? - Ảnh 3.

Trung Quốc đã có sự di chuyển bất thường và tháo dỡ hàng loạt lều ở khu vực Galwan 1 tuần trước vụ đụng độ.

Ảnh vệ tinh vạch trần TQ: Điều 200 xe vây chiếm hồ nước, dùng máy ủi chặn sông của Ấn Độ? - Ảnh 4.

Ảnh trái: Dòng chảy sông có màu nâu cho thấy có khả năng phía Trung Quốc đang xây dựng công trình, làm nước sông có màu đục. Ảnh phải: Dòng chảy màu xanh bị chặn đứng, không thể chảy tiếp về phía Ấn Độ.

Ảnh vệ tinh vạch trần TQ: Điều 200 xe vây chiếm hồ nước, dùng máy ủi chặn sông của Ấn Độ? - Ảnh 5.
Ảnh vệ tinh vạch trần TQ: Điều 200 xe vây chiếm hồ nước, dùng máy ủi chặn sông của Ấn Độ? - Ảnh 6.

Sau vụ đụng độ, có những "mảnh vụn" lạ ở gần nơi 20 lính Ấn Độ thiệt mạng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại