Thổ Nhĩ Kỳ đã biết sợ "nắm đấm" của Shoigu: Bước ngoặt lớn ở Syria

Bình Nguyên |

Chân lý "không muốn nói chuyện với Lavrov thì sẽ phải gặp Shoigu" có vẻ vẫn đang đúng. Thổ Nhĩ Kỳ thà tuân theo "Lavrov" còn hơn là nếm mùi nắm đấm của "Shoigu".

Học thuyết " Hai Sergei" bất hủ của TT Putin

Nước Nga của Tổng thống Putin đang ngày càng tham gia sâu vào các cuộc chiến địa chính trị quân sự quy mô lớn, khốc liệt trên toàn cầu. Vị thế và sức mạnh của Moscow lớn mạnh không ngừng khiến nhiều quốc gia nể phục.

Đóng góp lớn vào những bước đi chiến lược khá thành công đó chính là học thuyết "Hai Sergei" của Tổng thống Putin. Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergei Shoigu được ví như hai cánh tay đầy sức mạnh và hết sức đặc lực của người đứng đầu Nhà nước Nga.

Chân lý ở đây chính là nếu bất kỳ quốc gia nào có xung đột với Nga mà chọn giải pháp hòa bình thì hãy liên hệ với Ngoại trưởng Sergei Lavrov, còn nếu muốn dùng sức mạnh quân sự để giải quyết thì đã có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đón tiếp. Tóm lại một cách ngắn gọn là "không muốn nói chuyện với Lavrov thì sẽ phải gặp Shoigu".

Trên chính trường quốc tế, chắc chắn người ta không lạ gì "Lavrov" nhưng còn "Shoigu" dường như vẫn có nhiều người chưa hiểu hết và chính vì thế đâm ra thích chơi rắn với nước Nga. Nhưng thật không may, "nắm đấm của Shoigu" không phải chuyện đùa.

Xin nhắc lại để những ai chưa biết về "Shoigu" thì cần tìm hiểu luôn và ngay. Chỉ trong vòng 8 năm, kể từ khi được Tổng thống Putin tin tưởng giao nhiệm vụ làm "nắm đấm thép" cuối năm 2012, Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu đã thực sự chói sáng.

Ông có công lớn đưa quân đội Nga nhanh chóng trở nên mạnh mẽ, vực nước Nga trước nhiều thách thức trong-ngoài, trở lại vị thế cường quốc, khiến mọi vấn đề gai góc của quốc tế "người ta" đều cần đến tiếng nói của người Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ đã biết sợ nắm đấm của Shoigu: Bước ngoặt lớn ở Syria - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Putin và "Hai Sergei".

Thổ Nhĩ Kỳ sợ nắm đấm Shoigu, thà tuân theo Lavrov còn hơn!

Trở lại điểm nóng Trung Đông mà cụ thể là cuộc xung đột ở Syria. Theo lệnh của TT Putin, Quân đội Nga tham gia với vai trò hết sức tích cực hỗ trợ đồng minh chiến lược, chính quyền của Tổng thống Assad từ chỗ đã bị dồn tới bờ vực sụp đổ đã nhanh chóng đứng lên, ngày càng mạnh mẽ, giải phóng được phần lớn diện tích lãnh thổ.

Để lật ngược thế cờ một cách ngoạn mục ở Syria, lực lượng viễn chinh Quân đội Nga, dưới sự chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergei Shoigu đã tung ra những cú đòn bí mật, bất ngờ, thần tốc khiến các đối thủ vốn coi quốc gia Trung Đông này như sân chơi của nhà mình ngã ngửa.

Cuộc điều quân tài tình, "như thần" có một không hai của Không quân Nga tới Syria tháng 9/2015 là một trong những minh chứng tuyệt vời nhất.

Khi đó Mỹ âm mưu "lập vùng cấm bay" ở Syria nhằm "làm một cú" như ở Iraq, Nam Tư hay Libya, nhưng loạt chiến đấu cơ hiện đại của Không quân Nga cùng tên lửa S-400 bất ngờ khoe sức mạnh ở căn cứ sân bay Khmeimim đã khiến họ hoàn toàn câm nín.

Kế hoạch "Assad Must Go" của Mỹ và phương Tây bị phá sản một cách không thể thảm hơn. Nhiều chính khách "cùng thời" đã ngã ngựa, rời khỏi chính trường đỉnh cao, còn Tổng thống Syria Assad vẫn vững như bàn thạch, tất nhiên là có Nga và TT Putin đứng đằng sau.

Từ cuối năm 2019 tới nay, nhận được sự ủng hộ toàn diện của Nga và Iran, quân đội Syria mở chiến dịch giải phóng Idlib, tiêu diệt tàn quân của lực lượng phiến quân khủng bố ngay tại sào huyệt cuối cùng của chúng.

Trước thế trận "thắng như chẻ tre" của lực lượng trung thành với Tổng thống Assad, Thổ Nhì Kỳ liều lĩnh nhày vào cứu thua cho các lực lượng ủy nhiệm của mình nhằm duy trì cái gọi là "vành đai an toàn" mà Ankara từ lâu đã dày công xây dựng ở Tây Bắc Syria.

Ban đầu, trước chiến thuật "bầy UAV" ồ ạt của Thổ Nhĩ Kỳ, Quân đội Syria đã lúng túng và phải hứng chịu nhiều tổn thất, nhưng không lâu sau đó, được Nga "bật đèn xanh" họ cũng làm nên chuyện lớn khi liên tiếp bắn hạ hàng loạt máy bay không người lái vũ trang của đối phương.

Thổ Nhĩ Kỳ đã biết sợ nắm đấm của Shoigu: Bước ngoặt lớn ở Syria - Ảnh 4.

Phòng không Syria bắn hạ hàng loạt UAV Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều chiếc trong số này được đích thân TT Erdogan ký lên thân!

Góp công lớn vào chiến tích này chính là các vũ khí phòng không do Nga chế tạo như tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1, tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E, khiến kế hoạch chiếm ưu thế trên không, làm chủ bầu trời bằng UAV của Thổ Nhĩ Kỳ thảm bại.

Mất chỗ dựa trên không, phiến quân ở Idlib rơi vào tình thế ở bên bờ vực của sự diệt vong, đích thân Tổng tống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã phải tới Moscow để xin cầu hòa. Ở thế yếu, Ankara đã phải chấp nhận thỏa thuận Moscow ký ngày 05/03/2020 với nhiều điểm bất lợi cho phiến quân.

Theo đó, toàn bộ các tay súng khủng bố phải rút về phía Bắc, cách đường M4 6km nhằm tạo một vành đai an toàn và Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm thực hiện việc "đẩy đuổi" các lực lượng do mình hậu thuẫn ra khỏi vùng đệm.

Trước tình trạng Thổ Nhĩ Kỳ cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận Moscow, Quân đội Nga đã tuyên bố thẳng thừng, nếu Ankara không hoàn thành, Quân đội Syria sẽ tái triển khai chiến dịch quân sự quy mô lớn giải phóng hoàn toàn Idlib. Tất nhiên, "nắm đấm của Shoigu" mà cụ thể là các chiến đấu cơ Không quân Nga sẽ tham chiến.

Thổ Nhĩ Kỳ đã biết sợ nắm đấm của Shoigu: Bước ngoặt lớn ở Syria - Ảnh 5.

Phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ (trên) cầu hòa với phái đoàn Nga do Đại tướng Shoigu (dưới) dẫn đầu ở Moscow.

Ankara thừa hiều Moscow không nói suông, nếu Nga nổi giận thì họ sẽ mất cả vùng đệm Idlib chứ chả đùa, thậm chí vùng an toàn ở Đông Bắc Syria cũng có thể bị đe dọa.

Vì thế, ngay lúc này, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực "khuyên bảo" các nhóm vũ trang còn ở Nam đường M4 nhanh chóng rút đi.

Hiện chỉ còn nhóm khủng bố HTS thà chết tử thủ, kiên quyết không chịu tuân thủ thỏa thuận Moscow, tới đây, khả năng là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải dùng biện pháp mạnh.

Thậm chí, một số nhà quan sát còn nhận định rằng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ nổ súng tiêu diệt HTS nhằm chứng minh cho Tổng thống Putin và "Hai Sergei" rằng mình đã cố hết sức.

Rõ ràng, Nga từ lâu đã ra thông điệp mạnh mẽ rằng mỗi người tự lựa chọn Sergei mà mình thích nhất, nhưng có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ hơi "chậm hiểu" mãi bây giờ mởi chân thành nhận ra rằng họ "thích nói chuyện với Lavrov" hơn là "thưởng thức nắm đấm của Shoigu".

Dẫu muộn còn hơn không, vì đại cục, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", chấp nhận tuân thủ thỏa thuận Moscow, vì đó là cách duy nhất, chỉ có vậy họ mới giữ được 2 vành đai an toàn Tây Bắc và Đông Bắc Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại