Điều gì cứu khu trục tàng hình siêu đắt của hải quân Mỹ khỏi thành đồ bỏ đi?

Anh Minh |

Câu trả lời là việc thành lập một hạm đội chuyên thử nghiệm các chiến thuật mới. Nhờ vậy mà tàu khu trục tàng hinh lớp Zumwalt tối tân của Hải quân Mỹ không trở thành đống sắt siêu đắt nhưng vô dụng.

Nhằm mục đích sử dụng tốt nhất ba tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt khi tất cả sẵn sàng hoạt động, vào đầu năm 2018, Hải quân Mỹ đã yêu cầu quốc hội chi tiền để chuyển đổi chúng thành những sát thủ diệt hạm. 90 triệu đô la được chi cho việc tích hợp tên lửa SM-6 và Tomahawk lên tàu. SM-6 là tên lửa đất đối không tầm xa, cũng có thể dùng để tấn công tàu chiến.

Nhưng theo National Interest, Hải quân Mỹ có kế hoạch giao ba tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt cho một hạm đội thử nghiệm, phát triển các chiến thuật mới cho chiến tranh hải quân.

Hạm đội này cũng có ít nhất hai loại tàu chiến không người lái cộng với bốn tàu tác chiến ven biển (LCS) đời đầu. Kế hoạch này không ngăn cản các tàu lớp Zumwalt tham gia các hoạt động tiền tuyến. Cả ba tàu khu trục tàng hình này cuối cùng cũng sẽ được triển khai từ căn cứ hải quân Mỹ ở San Diego.

Ngày 26/1/2019, Hải quân Mỹ đưa vào biên chế tàu Zumwalt thứ hai mang tên USS Michael Monsoor. Con tàu thứ ba, USS Lyndon B. Johnson, cũng là tàu cuối cùng, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2019, nhưng tới nay vì nhiều lý do, việc đóng tàu vẫn chưa hoàn tất cho dù tàu đã được hạ thủy từ năm 2018.

Hành trình 20 năm của lớp Zumwalt từ lúc là ý tưởng đến khi được đưa vào biên chế là rất gập ghềnh. Phi đội thử nghiệm là chủ trương mới nhất cho các tàu tàng hình này, sau một loạt các vấn đề của dự án.

Công việc phát triển tàu bắt đầu vào những năm 1990. Mục tiêu là chế tạo một con tàu lớn, được vũ trang mạnh mẽ và có khả năng sống sót cao. Nhưng trong thập kỷ đó, nhiều khái niệm đã thay đổi.

Với việc Hải quân Mỹ tập trung nhiều hơn vào chiến tranh gần bờ, dự án Zumwalt đã định hướng phát triển một lớp tàu hỗ trợ hỏa lực tàng hình với khẩu pháo 155 ly mạnh mẽ.

Nhưng chi phí tăng vùn vụt. Hải quân Mỹ cắt giảm từ 32 tàu xuống chỉ còn ba. Chi phí cho mỗi tàu lên tới gần 8 tỷ USD, gấp bốn lần so với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke mới nhất.

Tàu khu trục tàng hình Zumwalt có vỏ tàu phản xạ tín hiệu radar thấp. Các ống phóng tên lửa của chúng nằm dọc thân tàu bên ngoài và được xếp thành hai hàng như một lớp giáp. Về mặt lý thuyết, pháo 155 ly của tàu mạnh hơn các mẫu 127mm trên các tàu mặt nước khác và có thể bắn xa hơn.

Nhưng các tàu này có vấn đề bên cạnh chi phí cao. Pháo của chúng không tương thích với đạn tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ.

Những nỗ lực để phát triển các loại đạn pháo dẫn hướng chính xác, tùy chỉnh đã thất bại do số lượng thấp dẫn đến chi phí cao. Cả ba khẩu pháo đều thiếu đạn.

Dài tới 186m và có lượng choán nước 16.000 tấn, các Zumwalt rộng rãi, trở thành ứng cử viên hàng đầu cho việc nâng cấp. Chúng có hệ thống điện tinh vi. Phản xạ radar của chúng thấp hơn so với các tàu khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại