Pháo binh "thần thánh" Nga có bước phát triển mới: Đột phá cực lớn

Bảo Lam |

Tạp chí The National Interest (Mỹ) mới đây đã có bài viết khen ngợi pháo cối 2S4 "Tulip" và lựu pháo 2S7 "Pion" trong lực lượng pháo binh hạng nặng "thần thánh" của Nga.

Công tác nâng cấp 2S7M "Malka" đã hoàn tất

Nga đã hoàn tất quá trình nâng cấp một trong những khẩu pháo tự hành 2S7M "Malka" mạnh nhất thế giới. Thông tin này do bộ phận báo chí công ty "Uralvagonzavod" (Nga) chia sẻ với hãng thông tấn RIA Novosti.

Pháo tự hành 2S7M "Malka" 203mm đã được thay thế hộp số, các thiết bị phân chia và cung cấp năng lượng, được nâng cấp thiết bị quan sát, máy liên lạc nội bộ và trạm phát sóng. Đồng thời, thay vì những phụ tùng nhập khẩu mà trước đây từng mua chủ yếu của Ukraine, thì từ nay đều là đồ sản xuất trong nước.

"Quá trình nâng cấp đã cải thiện được các tính năng di chuyển, khả năng cơ động và xoay sở, khả năng điều khiển lệnh và tất cả những tính năng cơ bản của cỗ pháo", tại cơ quan báo chí của Uralvagonzavod nêu rõ.

Khẩu pháo đã hoàn thành toàn bộ chu trình thử nghiệm để các chuyên gia kiểm tra những tính năng cơ động, độ ổn định của phần khung gầm, động cơ và hộp số. Ngoài ra, độ ổn định của thiết bị nạp đạn, độ bền của nòng pháo 2A44 và hệ thống điều khiển hoả lực cũng được thử nghiệm.

"Nguyên mẫu đầu tiên đã sẵn sàng bàn giao cho Các lực lượng vũ trang Nga, còn đơn vị sản xuất cũng đã sẵn sàng cho chu trình nâng cấp hàng loạt khẩu pháo tự hành 2S7M "Malka", bộ phận báo chí bổ sung.

Được biết rằng khẩu pháo tự hành 2S7M "Malka" là biến thể của cỗ pháo 2S7 "Pion" được chế tạo vào thập niên 70 và cho đến nay vẫn được coi là một trong những khẩu pháo mạnh nhất thế giới.

Pháo binh thần thánh Nga có bước phát triển mới: Đột phá cực lớn - Ảnh 1.

Pháo tự hành 2S7M "Malka" 203mm

Pháo binh Nga trong vài chục năm gần đây phát triển khá lắt léo

Với việc xuất hiện và phát triển thần tốc của vũ khí tên lửa-hạt nhân, đã có những thay đổi rõ nét trong việc đánh giá các tính năng chiến đấu của lực lượng pháo binh.

Căn cứ vào sức công phá lớn của các tên lửa chiến thuật và tấn công-chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân, một vài nhà lý thuyết quân sự đã đi đến kết luận cho rằng, trong bối cảnh mới, pháo đã không còn khả năng bảo đảm sự yểm trợ về hoả lực cần thiết cho các đơn vị.

Điều đó đã dẫn tới việc tái phân bổ lại nguồn lực thiên về vũ khí tên lửa-hạt nhân, các nhà máy sản xuất pháo gần như dừng sản xuất, còn những phòng thiết kế đã bị đóng cửa hoặc chuyển hướng hoạt động. Sự gián đoạn đã xảy ra trong quá trình phát triển lực lượng pháo binh, đặc biệt là những loại pháo nòng cỡ lớn.

Tuy nhiên, "thời đại tên lửa" đã kéo dài không lâu.

Người ta đã sớm xác định được rằng việc chuyển sang chỉ sử dụng các tổ hợp tên lửa trên chiến trường tốn kém rất nhiều chi phí, còn lợi ích mang lại so với pháo nòng trong một vài trường hợp lại không đáng kể như mong đợi.

Các tên lửa không bảo đảm được độ bắn hạ chính xác cần thiết các mục tiêu của địch, lạ tốn kém chi phí và khó vận hành, còn tính cơ động của chúng cần phải được cải thiện nhiều.

Công tác nghiên cứu chế tạo những loại đạn pháo hạt nhân kích cỡ nhỏ 280-420mm, còn sau này là cả 152/155 -203mm, đã trở thành một trong những bằng chứng có lợi cho lực lượng pháo binh.

Một trong những xu hướng tối quan trọng của việc tăng cường sức mạnh hoả lực của pháo binh là chế tạo các đạn pháo chính xác cao (CXC). Mức độ phát triển đương đại của công nghệ giúp chế tạo được những loại đạn CXC kích cỡ nhỏ hiệu quả, nhờ đó kích cỡ của nòng của những hệ thống đại pháo hiện đại không vượt quá 203-210mm.

Đòn bẩy quyết định đối với quá trình nghiên cứu chế tạo đại pháo chính là việc Israel sử dụng chiến đấu rất hiệu quả khẩu pháo tự hành 175mm M-107 trong những cuộc xung đột vũ trang tại Trung Đông.

Khi đó, cả những vị trí của các tổ hợp tên lửa phòng không và những trạm radar cũng đều nằm dưới làn đạn huỷ diệt của các hệ thống này. Tầm bắn của khẩu pháo này đạt 32,5km. Các lực lượng vũ trang những quốc gia Ả Rập gần như không có bất cứ thứ gì để khắc chế các khẩu pháo tự hành M-107.

Chính vì lẽ đó, ban đầu Liên Xô đã nghĩ đến bộ 3 thiết kế khủng của Viện Nghiên cứu 58 (dự án này đã hoàn tất vào năm 1953), mà cùng với các hệ thống S-23-I (lựu pháo 210mm), S-23-II (súng cối 280mm), S-23-IV (203mm), đã ra đời khẩu pháo tầm xa 180mm S-23 với tầm bắn lên tới 30km.

Các công việc liên quan tới bộ 3 này đã tạm dừng vào năm 1960, đúng vào lúc cao trào nhất của "thời đại tên lửa". Sau khi hồi sinh hoạt động sản xuất S-23, tại Liên Xô người ta đã nghĩ tới việc nghiên cứu chế tạo các khẩu pháo tự hành kích cỡ lớn hơn.

Những nghiên cứu sơ bộ liên quan tới việc chế tạo khẩu pháo tự hành 203mm với tầm bắn lên đến 25km đã được bắt đầu tại Liên Xô từ tháng 12/1967.

Khẩu pháo có chức năng tiêu diệt những cơ sở đặc biệt quan trọng nằm cách xa, phá huỷ những công trình kiên cố và triển khai các cuộc tấn công bằng đạn chuyên dụng với đầu nổ hạt nhân.

Vào tháng 3/1970, người ta đã thiết kế xong những tiêu chuẩn kỹ-tác chiến để chế tạo khẩu pháo này, còn đến nửa cuối thập niên 70, những khẩu pháo tự hành sản xuất hàng loạt đầu tiên 2S7 "Pion" bắt đầu được bàn giao cho các trung đoàn pháo đại bác của quân đội Liên Xô.

Khẩu pháo tự hành 2S7 được thiết kế theo kiểu không có tháp pháo, nòng pháo được bố trí mở ở phần đuôi của khung sườn bánh xích.

Những loại đạn chính của nó là đạn nổ mảnh và phản lực-chủ động. Trọng lượng của viên đạn nổ mảnh tương đương 110kg, bên trong chứa 17,8kg thuốc nổ. Tầm bắn tối đa của quả đạn chứa đầy đủ chất nổ này là 37,5km, vận tốc ban đầu - 960m/s. Đạn phản lực-chủ động nặng 103kg, bên trong chứa 13,8kg chất nổ, tầm bắn của nó lên tới 47,5km.

Pháo binh thần thánh Nga có bước phát triển mới: Đột phá cực lớn - Ảnh 3.

Pháo tự hành 2S7M "Malka" 203mm

Ngoài ra, người ta còn chế tạo cả đạn xuyên bê tông, đạn chuyên dụng với đầu nổ hạt nhân và đạn hoá học. Có thông tin cho biết có 3 loại đầu đạn hạt nhân, và chúng được đặt tên là "Thầu dầu", "Cây mầm" và "Khoan búa".

Tổng cộng trong vòng 16 năm sản xuất hàng loạt, đã có hơn 500 khẩu 2S7 các biến thể được xuất xưởng.

Vào năm 1983, khẩu pháo 2S7 đã được nâng cấp và mang ký hiệu 2S7M "Malka". Theo dữ liệu của cuốn sách tham khảo The Military Balance xuất bản năm 2018, lực lượng đại pháo của quân đội Nga hiện tại đang sở hữu 60 khẩu pháo tự hành loại này.

Trong suốt thời gian vận hành trong quân đội Liên Xô, những khẩu pháo tự hành "Pion" chưa một lần được sử dụng trong bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào. Chủ yếu chúng được biên chế cho các trung đoàn đại pháo của Cụm các đơn vị vũ trang Liên Xô tại Đức.

Sau khi Hiệp định về các lực lượng vũ trang thông thường tại châu Âu được ký kết, tất cả pháo tự hành "Pion" và "Malka" đã được đưa về các quân khu ở trong nước.

Thời điểm duy nhất 2S7 được sử dụng tính đến lúc này là cuộc chiến tại Nam Osetia, nơi phía Gruzia đã sử dụng khẩu đội gồm 6 khẩu pháo tự hành 2S7. Khi rút quân, các đơn vị của quân đội Gruzia đã giấu tất cả 6 khẩu pháo 2S7 tại khu vực Gori.

Một trong 5 khẩu pháo tự hành 2S7 được quân đội Nga phát hiện đã biến thành chiến lợi phẩm, số còn lại bị tiêu huỷ.

Có những thông tin về sự hiện diện của "Pion" tại vùng xung đột vũ trang ở phía đông nam Ukraine, trong thành phần quân đội Ukraine, tuy nhiên không có các bằng chứng đáng tin cậy xác nhận điều này.

Mục tiêu chính đối với lực lượng đại pháo vẫn là những trạm chỉ huy, trung tâm liên lạc, các phương tiện tác chiến điện tử, vũ khí hạt nhân, kho vũ khí hạt nhân và CXC, các cứ địa phòng không, phòng thủ chống tên lửa và không quân, pháo binh và các phương tiện chống tăng, những công sự, các cơ sở chiến đấu và đơn vị hậu phương của địch.

"Nói về thời kỳ thoái trào của lực lượng pháo nòng, mà từng chứng tỏ rất thành công khả năng của mình tại những cuộc xung đột vũ trang thời gian gần đây, rõ ràng là hơi vội vàng", phó giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (Nga), ông Constantin Makienko cho biết.

Pháo binh "Thần thánh" Nga có bước phát triển mới

Mới đây, tạp chí The National Interest của Mỹ đưa tin về quá trình nâng cấp các pháo cối 2S4 "Tulip" và lựu pháo 2S7 "Pion" của Nga. Lực lượng pháo binh hạng nặng "thần thánh", như các tác giả bài viết trên tạp chí Mỹ đặt tên, có khả năng triển khai cả đạn hạt nhân.

Theo như bài viết này, Nga hoàn thiện lực lượng pháo binh hạng nặng "để tích hợp lực lượng này vào những hệ thống chỉ huy và điều khiển hiện đại và ứng dụng các hệ thống liên lạc và điều khiển hoả lực hoàn thiện hơn".

Bên cạnh đó, các chuyên gia phân tích Mỹ không hiểu tại sao Nga lại quyết định quay lại với loại vũ khí đã cũ, mà bị vứt vào kho sau khi kết thúc chiến tranh lạnh. Theo một trong những giả thiết của họ đưa ra, đạn dành cho pháo binh cỡ lớn có chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều các tên lửa.

Theo ý kiến của một nguồn tin cấp cao trong Bộ tư lệnh Binh chủng tên lửa và pháo binh Nga, việc sử dụng đại pháo trong các cuộc xung đột chỉ có sự tham gia của những vũ khí thông thường hiệu quả hơn hẳn việc sử dụng lực lượng không quân cường kích và ném bom.

Đặc biệt, khi sử dụng các loại đạn chính xác cao, việc triển khai lực lượng pháo cỡ lớn gần như không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, có đặc điểm tầm bắn xa và độ chính xác cao. Đây là bước đột phá cực lướn của pháo binh Nga

Cuối cùng, một cú bắn và thậm chí một loạt bắn của lực lượng pháo cỡ lớn rẻ hơn nhiều một cuộc không kích của máy bay chiến đấu hiện đại. Theo ý kiến của nguồn tin này, lực lượng đại pháo đặc biệt hiệu quả trong các cuộc càn quét những thành phố và khi triển khai chiến sự trong điều kiện đô thị.

"Một phát bắn dẫn hướng trực tiếp từ khẩu pháo 203mm có khả năng phá hủy hoàn toàn khu nhà được kẻ địch biến thành chốt phòng thủ kiên cố. Và điều này giúp cho các đơn vị cơ giới triển khai thành công các nhiệm vụ chiến đấu được giao mà không phải chịu tổn thất phi lý", nguồn tin tại Bộ Tư lệnh Binh chủng tên lửa và pháo binh cho biết.

Liên quan tới vũ khí tương tự của Mỹ, thì khẩu lựu pháo tự hành 203,2mm M110 của Các lượng lượng vũ trang Mỹ đã bị đưa ra khỏi biên chế vào thập niên 90 với lý do hiệu quả của các hệ thống pháo cỡ lớn trong điều kiện hiện đại đang giảm đi.

Còn khẩu pháo tự hành M107 175mm của Mỹ đã bị đưa khỏi biên chế từ hồi cuối thập niên 70.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại