Cập nhật lúc

COVID-19: Nga-Trung cấp báo ngưng cho du khách qua cửa khẩu đường bộ; TT Trump dọa cắt kinh phí cho WHO

Hàng nghìn người đổ ra ga tàu để rời Vũ Hán ngay khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển, chính thức kết thúc 76 ngày phong tỏa từ 0h00 ngày 08/04.

Trang mạng dhakatribune.com của Bangladesh vừa đăng bài phân tích kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khẳng định Việt Nam là minh chứng của mô hình phòng chống dịch bệnh trong điều kiện một quốc gia với nguồn lực hạn chế nhưng có quyết tâm chính trị cao. Từ mô hình này, Bangladesh có thể học hỏi được những bài học để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

Theo bài viết, khi các nước trên thế giới vật lộn với virus SARS-CoV-2, Việt Nam - quốc gia với mật độ dân số đông đúc, với một hệ thống chăm sóc sức khỏe không quá hiện đại và ngân sách không phải là nhiều, lại có thể mang đến nhiều bài học quý giá về cách khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Đến nay, Việt Nam mới chỉ ghi nhận trên 250 ca mắc COVID-19 và chưa có trường hợp nào tử vong. Trong số các ca bệnh, có tới 50% đã hoàn toàn bình phục.

Trang mạng trên nêu rõ ngay từ khi dịch bệnh mới chỉ bùng phát trong phạm vi Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã "tuyên chiến" để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời nhấn mạnh tinh thần "chống dịch như chống giặc". Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã áp dụng biện pháp cách ly và theo dõi hiệu quả. Thay vì xét nghiệm trên diện rộng, Việt Nam chú trọng việc cách ly và cô lập những người mắc bệnh, đồng thời truy tìm các đối tượng đã tiếp xúc với người bệnh.

Việt Nam còn áp dụng việc cách ly bắt buộc và huy động sự chung tay góp sức của các sinh viên y khoa và các bác sĩ, y tá đã nghỉ hưu. Đặc biệt, Việt Nam đã thực hiện biện pháp cách ly mọi cá nhân đến từ vùng có nguy cơ cao nhập cảnh vào Việt Nam. Các biện pháp này được áp dụng rất sớm trong quá trình kiểm soát dịch bệnh. Tất cả các trường học đều đóng cửa từ đầu tháng 2/2020.

Trang mạng dhakatribune.com cũng cho rằng thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch COVID-19 một phần nhờ việc huy động các lực lượng cùng tham gia giám sát và can thiệp. Lực lượng an ninh có mặt khắp nơi trên đường phố cũng như các khu dân cư, làng xóm. Quân đội cũng triển khai cả nhân lực và phương tiện để hỗ trợ trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Cảnh sát đã triệu tập và phạt khoảng 800 người chia sẻ các tin giả về dịch bệnh. Các phương tiện truyền thông nhà nước đã phát động chiến dịch truyền thông ở quy mô lớn.

Bài viết còn đề cập biện pháp tuyên truyền để người dân Việt Nam cùng tham gia chống đại dịch thông qua việc khơi dậy niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết, sát cánh trong cuộc khủng hoảng và vượt qua giai đoạn khó khăn.

Trang mạng này dẫn lời Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales (Australia) Carl Thayer, nhận xét ở Việt Nam, cả xã hội đồng lòng trong cuộc chiến chống COVID-19 và chính phủ điều hành hiệu quả đất nước đối phó với thiên tai, dịch bệnh.

49
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Truyền thông Bangladesh: Mô hình chống dịch COVID-19 của Việt Nam là bài học quý giá

    Trang mạng dhakatribune.com của Bangladesh vừa đăng bài phân tích kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khẳng định Việt Nam là minh chứng của mô hình phòng chống dịch bệnh trong điều kiện một quốc gia với nguồn lực hạn chế nhưng có quyết tâm chính trị cao. Từ mô hình này, Bangladesh có thể học hỏi được những bài học để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

    Theo bài viết, khi các nước trên thế giới vật lộn với virus SARS-CoV-2, Việt Nam - quốc gia với mật độ dân số đông đúc, với một hệ thống chăm sóc sức khỏe không quá hiện đại và ngân sách không phải là nhiều, lại có thể mang đến nhiều bài học quý giá về cách khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Đến nay, Việt Nam mới chỉ ghi nhận trên 250 ca mắc COVID-19 và chưa có trường hợp nào tử vong. Trong số các ca bệnh, có tới 50% đã hoàn toàn bình phục.

    Trang mạng trên nêu rõ ngay từ khi dịch bệnh mới chỉ bùng phát trong phạm vi Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã "tuyên chiến" để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời nhấn mạnh tinh thần "chống dịch như chống giặc". Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã áp dụng biện pháp cách ly và theo dõi hiệu quả. Thay vì xét nghiệm trên diện rộng, Việt Nam chú trọng việc cách ly và cô lập những người mắc bệnh, đồng thời truy tìm các đối tượng đã tiếp xúc với người bệnh.

    Việt Nam còn áp dụng việc cách ly bắt buộc và huy động sự chung tay góp sức của các sinh viên y khoa và các bác sĩ, y tá đã nghỉ hưu. Đặc biệt, Việt Nam đã thực hiện biện pháp cách ly mọi cá nhân đến từ vùng có nguy cơ cao nhập cảnh vào Việt Nam. Các biện pháp này được áp dụng rất sớm trong quá trình kiểm soát dịch bệnh. Tất cả các trường học đều đóng cửa từ đầu tháng 2/2020.

    Trang mạng dhakatribune.com cũng cho rằng thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch COVID-19 một phần nhờ việc huy động các lực lượng cùng tham gia giám sát và can thiệp. Lực lượng an ninh có mặt khắp nơi trên đường phố cũng như các khu dân cư, làng xóm. Quân đội cũng triển khai cả nhân lực và phương tiện để hỗ trợ trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Cảnh sát đã triệu tập và phạt khoảng 800 người chia sẻ các tin giả về dịch bệnh. Các phương tiện truyền thông nhà nước đã phát động chiến dịch truyền thông ở quy mô lớn.

    Bài viết còn đề cập biện pháp tuyên truyền để người dân Việt Nam cùng tham gia chống đại dịch thông qua việc khơi dậy niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết, sát cánh trong cuộc khủng hoảng và vượt qua giai đoạn khó khăn.

    Trang mạng này dẫn lời Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales (Australia) Carl Thayer, nhận xét ở Việt Nam, cả xã hội đồng lòng trong cuộc chiến chống COVID-19 và chính phủ điều hành hiệu quả đất nước đối phó với thiên tai, dịch bệnh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Truyền thông Bangladesh: Mô hình chống dịch COVID-19 của Việt Nam là bài học quý giábaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: "Hậu" COVID-19, xe đạp công cộng đắt khách vì giúp tránh tập trung đông người

    Trung Quốc ứng dụng mã sức khỏe trên xe đạp công cộng góp sức chống dịch

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thụy Sĩ: Số ca tử vong do COVID-19 lên tới hơn 700

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    72% doanh nghiệp Đức vẫn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam bất chấp những tác động từ COVID-19

    Kết quả khảo sát AHK World Business Outlook 2020 đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức và những tác động của dịch COVID-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trên toàn cầu và tại Việt Nam

    Các doanh nghiệp Đức bày tỏ sự quan ngại về những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới tình hình sản xuất và kinh doanh của họ tại Việt Nam nhưng vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế trong trung hạn của Việt Nam. Các chỉ số tại Việt Nam đều cao hơn hẳn mức trung bình của các chỉ số này tại Đông Nam Á.

    82% nhà đầu tư Đức buộc phải giảm mục tiêu tăng trưởng doanh thu của mình trong năm tài khóa 2020 do COVID-19, mặt khác 59% trong số họ vẫn khẳng định sự ổn định trong phát triển chung của doanh nghiệp tại Việt Nam.

    Trong trung hạn: 72% doanh nghiệp Đức vẫn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và 27% trong số họ sẽ tiếp tục tuyển dụng.

    Nhu cầu thị trường và chính sách kinh tế là những yếu tố thách thức chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp Đức trong vòng 12 tháng tới.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    72% doanh nghiệp Đức vẫn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam bất chấp những tác động từ COVID-19bizlive.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU đề xuất gói 15 tỷ euro hỗ trợ các nước nghèo chống dịch COVID-19

    Liên minh châu Âu (EU) ngày 7/4 đề xuất 15 tỷ euro (16,4 tỷ USD) để giúp các nước nghèo trên thế giới chống đại dịch COVID-19 đang tác động tới mọi mặt của cuộc sống.

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết số tiền trên sẽ giúp các nước có hệ thống chăm sóc y tế nghèo nàn phần nào khắc phục những tác động do dịch bệnh COVID-19 gây ra cũng như phục hồi kinh tế lâu dài.

    Cùng ngày, Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro (Eurozone) Mario Centeno đã kêu gọi kế hoạch cứu trợ lớn trong bối cảnh các nước thành viên tranh cãi về các giải pháp cần thiết tái thiết nền kinh tế đang rơi vào tình trạng "kiệt sức."

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    EU đề xuất hỗ trợ 15 tỷ euro giúp các nước nghèo chống dịch COVID-19 bizlive.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Có 15 ca mắc Covid-19, Lào chuẩn bị ứng phó với tình huống phức tạp

    Sau 2 tuần kể từ khi công bố ca mắc Covid-19 đầu tiên, chiều 8/4, Bộ Y tế Lào cho biết, số bệnh nhân Covid-19 ở nước này đã lên đến 15 ca.

    Theo đó, trong số 36 mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm hôm qua (7/4), Bộ Y tế Lào xác nhận nữ sinh 20 tuổi, trú tại bản Chommany, quận Xaysettha, thành phố Vientiane, là du học sinh Lào trở về từ Vương quốc Anh, cùng chuyến bay với hai bệnh nhân 11 và 12 được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2 trước đó, đưa tổng số bệnh nhân Covid-19 của Lào lên 15 người.

    Bộ Y tế Lào cho biết cơ quan này đã thảo luận với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để dự đoán diễn biến dịch Covid-19 tại nước này trong vòng 2 đến 3 tháng tới, đồng thời xây dựng kế hoạch ứng phó với tình huống diễn biến phức tạp.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Có 15 ca mắc Covid-19, Lào chuẩn bị ứng phó với tình huống phức tạp vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin nói 2-3 tuần tới sẽ là then chốt trong dịch COVID-19 tại Nga

    COVID-19: Nga-Trung cấp báo ngưng cho du khách qua cửa khẩu đường bộ; TT Trump dọa cắt kinh phí cho WHO - Ảnh 1.

    Ông Putin họp trực tuyến với lãnh đạo chính quyền các địa phương từ tư gia Novo-Ogaryovo ở ngoại ô Moskva, ngày 8/4/2020 (Ảnh: Alexei Druzhinin/Sputnik/Kremlin Pool Photo via AP)

    Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng 2-3 tuần tiếp theo sẽ xác định diễn biến đại dịch COVID-19 tại nước này.

    "Chúng tôi học hỏi một cách thận trọng kinh nghiệm của tất cả các nước cũng đối mặt mối đe dọa từ virus corona, và kinh nghiệm đó nói rằng 4 đến 5 tuần đầu tiên của dịch bệnh là giai đoạn khó khăn nhất," ông Putin nói trong cuộc họp chính phủ được truyền hình ngày 8/4.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin

     

    Điều này có nghĩa là 2 đến 3 tuần tiếp theo sẽ xác định [diễn biến dịch bệnh]. Đây là giai đoạn đòi hỏi sự tập trung tối đa toàn bộ nguồn lực, cũng như sự tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo y tế và biện pháp phòng ngừa đã được giới thiệu tại mọi vùng ngày hôm nay.

    Nga đã chính thức báo cáo hơn 8.600 ca nhiễm và hơn 60 trường hợp tử vong do COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn bộ biên giới đường bộ Nga-Trung ngừng cho người lưu thông

    Đại sứ quán Trung Quốc tại Moskva ngày 8/4 dẫn thông tin từ cơ quan chức năng của Liên bang Nga và Trung Quốc, cho biết các thông đạo cho du khách ở các cửa khẩu đường bộ giữa hai nước hiện đã tạm đóng cửa toàn bộ. 

    Đại sứ quán Trung Quốc lưu ý công dân Trung Quốc tại Nga lưu ý thông tin liên quan và nghiêm túc tuân thủ quy định phòng chống dịch của nước sở tại, thực hiện tốt việc tự cách ly và hạn chế di chuyển đường dài.

    Ủy ban Y tế tỉnh Hắc Long Giang - giáp biên giới với Nga - ngày 8/4 cho hay, từ 0h đến 24h ngày 7/4, tỉnh này xác nhận 25 ca nhiễm COVID-19 từ nguồn nhập cảnh. Toàn bộ bệnh nhân là những người trở về từ Nga thông qua cửa khẩu cao tốc Tuy Phân Hà.

    Đây là ngày thứ 5 liên tiếp thành phố Tuy Phân Hà xác nhận số ca nhiễm COVID-19 từ nguồn nhập cảnh gia tăng. Thành phố đã thực thi biện pháp phong tỏa các khu dân cư để quản lý từ 18h chiều nay (giờ địa phương).

    "Cửa khẩu trăm năm" Tuy Phân Hà nằm ở phía đông nam tỉnh Hắc Long Giang, có dân số 70.000 người. Thành phố này tiếp giáp vùng Primorsky của Nga, nằm cách Vladivostok 190 km.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chế giễu hạm trưởng tàu sân bay viết thư kêu cứu vì COVID-19, quyền Bộ trưởng hải quân Mỹ phải từ chức

    Một ngày sau khi gửi lời xin lỗi chính thức về việc đã miêu tả chỉ huy tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là "quá ngây thơ và quá ngu ngốc" để có thể đóng vai trò chỉ huy, quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly đã buộc phải từ chức.

    Ông Modly đã gửi đơn xin từ chức ngày hôm qua và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã chấp nhận đơn từ chức của ông Modly ngay trong ngày. Việc quyền Bộ trưởng Hải quân Modly từ chức diễn ra chưa đầy một giờ sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi công khai lên tiếng chỉ trích quyết định cách chức chỉ huy tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của ông Modly.

    Bà Pelosi đã ca ngợi hành động của Chỉ huy Brett Crozier – người đã bị quyền Bộ trưởng Hải quân Modly cách chức vì quyết định công khai nội dung lá thư cảnh báo về sự bùng phát virus corona trên con tàu đồng thời cáo buộc quyền Bộ trưởng Hải quân Modly không "ưu tiên cho việc bảo vệ những thủy thủ của chúng tôi."

    Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ vừa từ chức đã chỉ trích gay gắt Chỉ huy tàu sân bay Crozier về việc đã để lộ nội dung lá thư cho báo chí. Trong bài phát biểu trước các thủy thủ trên tàu sân bay Theodore Roosevelt hồi cuối tuần, ông Modly cho rằng việc để báo chí có trong tay lá thư nếu không phải là hành động cố tình thì cũng là một sự vi phạm và rằng ông Crozier "quá ngây thơ và quá ngu ngốc để có thể giữ vai trò sĩ quan chỉ huy trên một con tàu như thế này".

    COVID-19: TT Trump cân nhắc cắt kinh phí cấp cho WHO; Lô quần áo bảo hộ đầu tiên do Việt Nam sản xuất đến Mỹ - Ảnh 2.

    Quyền Bộ trưởng hải quân Mỹ vừa từ chức Thomas Modly (Ảnh: SAUL LOEB / STAFF/GETTY IMAGES)

    Ông Modly đã chỉ trích mạnh mẽ lá thư mà ông Crozier viết, trong đó ông này khẩn thiết đề nghị Hải quân Mỹ gửi nguồn cứu trợ để giúp đỡ hơn 100 thủy thủ trên tàu sân bay bị nhiễm Covid-19. Ông Modly miêu tả bức thư này là "sự phản bội lòng tin" và rằng tin về việc chiếc tàu sân bay nhiễm đầy virus đã gây phiền não cho chính quyền ở Guam - nơi còn tàu đang neo đậu.

    Quyền Bộ trưởng Hải quân Modly sẽ được thay thế bởi ông James McPherson, Bộ trưởng Quốc phòng Esper hôm qua đã cho báo chí biết như vậy. Ông Esper cũng nói thêm rằng Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn quyết định bổ nhiệm mới nói trên. Ông McPherson mới chỉ chính thức nhậm chức Thứ trưởng Lục quân hồi tháng trước khi khi giữ vị trí này tạm thời từ tháng Bảy năm ngoái.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây http://vnmedia.vn/su-kien-va-v...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 tại Ấn Độ có thể lên 10.000 vào cuối tuần

    Dịch bệnh Covid-19 sẽ tiếp tục leo thang tới cuối tuần này và có thể vượt ngưỡng 10.000 ca nhiễm tại Ấn Độ.

    Bất chấp lệnh phong tỏa toàn quốc đã diễn ra được 2 tuần, các thống kê về số ca mắc mới Covid-19 tại Ấn Độ vẫn khiến người ta lo ngại. Các dự báo cho thấy dịch bệnh này sẽ tiếp tục leo thang tới cuối tuần này và có thể vượt ngưỡng 10.000 ca nhiễm. Đây là áp lực rất lớn với hệ thống y tế của Ấn Độ trong những tuần tới.

    Theo số liệu của bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ, số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại nước này trong 2 ngày qua tăng 34% lên 4.789, và vượt qua ngưỡng 5.000 bệnh nhân vào đêm 7/4. Con số này đã chậm lại so với mức tăng trong 48 giờ trước đó.

    Trong hai ngày cuối tuần trước, Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới lên tới mức 40%. Ấn Độ hiện đã qua 15 ngày tiến hành phong tỏa đất nước nhằm thực hiện nghiêm lệnh giãn cách xã hội và khoanh vùng các trường hợp nhiễm Covid-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Số ca mắc Covid-19 tại Ấn Độ có thể lên 10.000 vào cuối tuầnvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 ở Saudi Arabia có thể lên tới 200.000

    Bộ trưởng Bộ Y tế Saudi Arabia Tawfiq Al-Rabiah cho biết nước này đang ở một thời điểm quyết định. Tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này hiện nay là 2.795 người, trong đó có 41 trường hợp tử vong, cao nhất trong 6 quốc gia vùng Vịnh.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, số ca mắc bệnh có thể sẽ lên tới 200.000 người nếu người dân không tuân thủ các biện pháp phòng dịch của chính phủ như lệnh giới nghiêm, cấm tụ tập đông người. Saudi Arabia đã phân bổ gần 3 tỷ USD để chống lại đại dịch này.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Số ca mắc Covid-19 ở Saudi Arabia có thể lên tới 200.000vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan phong tỏa thành phố du lịch Pattaya

    Nhằm ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19, chính quyền Thái Lan thông báo Pattaya - thành phố du lịch ven biển miền Đông nước này - sẽ áp đặt lệnh phong tỏa tạm thời, qua đó đóng cửa đối với toàn bộ du khách trong và ngoài nước.

    Tỉnh trưởng tỉnh Chonburi, Phakharathorn Thianchai đã xác nhận việc cấm toàn bộ du khách vào Pattaya theo lệnh phong tỏa, có hiệu lực từ ngày 9/4 đến hết tháng này, cùng với lệnh giới nghiêm vừa có hiệu lực trên toàn Thái Lan từ 22h tối đến 4h sáng các ngày. 

    Chỉ những ai được xác minh có nhà hay đang làm thuê ở Pattaya được phép đi vào thành phố này. Một số chốt kiểm soát đã được thiết lập để kiểm tra việc người dân đi vào các khu vực trong thành phố.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Thái Lan phong tỏa thành phố du lịch Pattayabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về chủ đề "Đoàn kết chống COVID-19"

    COVID-19: TT Trump cân nhắc cắt kinh phí cấp cho WHO; Lô quần áo bảo hộ đầu tiên do Việt Nam sản xuất đến Mỹ - Ảnh 1.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi Hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng Y tế khu vực Tây Thái Bình Dương thông điệp với chủ đề “Đoàn kết chống COVID-19”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

    Thưa Quý vị,

    Đại dịch COVID-19 đang lan rộng và gây tổn thất lớn cho nhân loại, kể từ Chiến tranh thế giới thứ II. Tôi đánh giá cao trách nhiệm, vai trò của WHO và hoan nghênh Hội nghị trực tuyến hôm nay với chủ đề "Đoàn kết chống COVID-19".

    1. Bài học kinh nghiệm của chúng tôi là sớm nhận thức được tính chất nguy hiểm của COVID-19, đã chủ động ngay từ đầu, từ khi xuất hiện tin về dịch trên truyền thông quốc tế. Với quyết tâm chính trị cao, coi "chống dịch như chống giặc", Chính phủ đã kiên quyết thực hiện đồng bộ, linh hoạt nhiều biện pháp, trong đó có cách ly tập trung người Việt Nam về nước, người nước ngoài vào Việt Nam và các đối tượng tiếp xúc với các ca dương tính đã được phát hiện; nhất là khoanh vùng, tập trung dập dịch tại các ổ dịch.

    Đồng thời, thực hiện "nhiệm vụ kép", vừa ưu tiên kiểm soát, ngăn chặn COVID-19, vừa tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế xã hội, không bị đổ gãy. Chính phủ đã xác định, có thể phải chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, vừa qua đã kịp thời có các gói hỗ trợ kinh tế, tài chính đến những nhóm yếu thế trong xã hội nhất là người nghèo, người lao động gặp khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống Chính trị Việt Nam đã được người dân tin tưởng, ủng hộ, chung tay hành động. Đến nay, Việt Nam đang kiểm soát được tình hình, chưa có ca tử vong nào, chữa khỏi gần 50% ca bị nhiễm…

    2. Việt Nam chia sẻ ý kiến chung về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế. Khi Đại dịch Covid-19 đang tràn qua mọi đường biên giới lãnh thổ, đòi hỏi các quốc gia, dân tộc phải có "đại nỗ lực" và "đại đoàn kết". Chúng tôi tin tưởng và đề nghị WHO - tổ chức chuyên môn y tế của Liên Hợp Quốc, tiếp tục đi đầu huy động, phối hợp nguồn lực của các quốc gia, ưu tiên cho vắc-xin, thuốc đặc trị, vật tư, thiết bị y tế... Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã ra Tuyên bố Chủ tịch về hợp tác phòng chống COVID-19 và đang cùng các nước thành viên hành động mạnh mẽ.

    3. Mặc dù còn khó khăn và nguồn lực hạn chế, song hưởng ứng Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về đại dịch COVID-19 (2/4/2020), trong khả năng của mình, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế…cho nhiều nước. Nhân dịp này, chúng tôi cảm ơn sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhân dân các nước đối với cuộc chiến COVID-19.

    Tôi tin chắc rằng, sát cánh bên nhau chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân, cùng nhau hợp tác phát triển thịnh vượng hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 2030 của Liên Hợp Quốc.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Thông điệp của Thủ tướng về chủ đề 'Đoàn kết chống COVID-19'baochinhphu.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản: Số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Tokyo tăng kỷ lục

    Tính đến 17h chiều 8/4, Tokyo, Nhật Bản xác nhận thêm 144 ca mắc Covid-19, con số nhiều nhất trong 1 ngày tại đây từ khi xuất hiện ca mắc đầu tiên.

    Như vậy, tổng số người mắc Covid-19 đến nay tại Tokyo là 1.339 người. Chỉ trong một tuần trở lại đây, số người nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tăng gấp đôi. Tokyo đang lo ngại tại một số bệnh viện lớn có tình trạng lây nhiễm tập thể. 

    Tại bệnh viện Eiju ở quận Taito đã có hàng trăm người bao gồm bác sĩ, y tá, hộ lý dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại đây có thể nói là ổ dịch lớn nhất của Tokyo.

    Trong khi đó, Bệnh viện Đại học Keio ở Tokyo cho biết có 18 bác sỹ thực tập dương tính với virus SARS-CoV-2. Các trường hợp này được phát hiện sau khi hàng chục bác sỹ thực tập tụ tập ăn uống, dù đã nhiều lần được cảnh báo không được làm như vậy.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Số ca mắc Covid-19 trong ngày ở Tokyo (Nhật Bản) tăng kỷ lụcvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một nữ lao động người Việt tại Hàn mắc COVID-19, ĐSQ Việt Nam đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ điều trị

    Ngày 8/4/2020, trả lời câu hỏi về thông tin một lao động Việt Nam tại Hàn Quốc mắc Covid-19 của phóng viên Trí Thức Trẻ, chuyên trang báo Điện tử Tổ quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng xác nhận, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết một nữ lao động người Việt Nam đang sinh sống tại thành phố Gyeongsan, tỉnh Gyeongsanbuk được xác định dương tính với bệnh Covid-19.

    Theo quy định của Điều lệ Y tế Quốc tế, trường hợp này sẽ được Cơ quan Quản lý Dịch bệnh Hàn Quốc trao đổi qua kênh liên lạc chính thức với Bộ Y tế Việt Nam.

    Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã làm việc với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị phía Hàn Quốc có các biện pháp tích cực, hỗ trợ điều trị cho công dân nói trên, bà Hằng cho hay.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    1 nữ lao động người Việt tại Hàn mắc Covid-19, ĐSQ Việt Nam đề nghị HQ hỗ trợ điều trịsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế: Việt Nam có thể sẽ xuất hiện thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng

    18h ngày 8/4 Bộ Y tế thông báo sau 12 giờ Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19, tổng số ca mắc hiện tại là 251 trường hợp.

    Trong đó, 156 người từ nước ngoài chiếm 62,6%, 95 người lây nhiễm thứ phát.

    Tổng  số người được cách ly đến 6h ngày 8/4 là 74.626 người. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 509 ca, cách ly tập trung tại các cơ sở khác 30.559 ca, cách ly tại nơi lưu trú 43.558 ca.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đã có 4 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 8/4, bao gồm:

    Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 25 ca, số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 17 ca.

    Ngày 8/4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất phải kiên định với 5 nguyên tắc đã được thực hiện ngày từ những ngày đầu thực hiện phòng chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

    Đây là chiến lược không thay đổi, chúng ta phải quyết liệt thực hiện, không được chủ quan, mất cảnh giác.

    Đến giờ phút này chúng ta vẫn đang kiểm soát dịch bệnh theo kịch bản dự báo và tới đây sẽ xuất hiện thêm các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tất cả các ca này đều phải coi là ổ dịch tiềm năng (F0), cùng với việc xác định nguồn lây, quan trọng hơn là phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng các đối tượng F1, F2 và dập dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga thông báo số ca nhiễm mới cao kỷ lục trong ngày: 1.175 trường hợp

    Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Liên bang Nga ngày 8/4 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 1.175 trường hợp nhiễm mới virus SARS-CoV-2. 

    Đây là mức tăng ca nhiễm trong một ngày cao kỷ lục tại Nga kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

    Nga cũng ghi nhận thêm 5 ca tử vong vì dịch COVID-19 trong 24 giờ.

    Tính đến nay, Nga đã báo cáo tổng cộng 8.672 trường hợp mắc COVID-19 và 63 ca tử vong. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus corona mới trong một ngày qua được xác định tại thủ đô Moskva - gồm 660 trường hợp, và tỉnh Moskva với 95 trường hợp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong tại thành phố New York vượt vụ khủng bố kinh hoàng 11/9

    Thống kê do Đại học Johns Hopkins công bố cuối ngày 7/4 (giờ miền Đông) cho thấy bang New York có 5.489 người tử vong do COVID-19 và số ca nhiễm tăng lên hơn 138.000 người. 

    Riêng tại thành phố New York, số ca tử vong ít nhất là 4.009 người tính đến 18h chiều nay (8/4, theo giờ Việt Nam), vượt qua số nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào thành phố này ngày 11/9/2001 (2.977 người).

     

    Quá nhiều đau thương lại đến với nhiều người dân New York trong ngày

    Thống đốc bang New York Andrew Cuomo

    Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuôm trấn an người dân rằng đã có dấu hiệu khích lệ rằng số ca nhập viện nhập viện và số người phải dùng máy thở đang giảm, cho thấy các biện pháp được thực hiện để buộc mọi người giữ khoảng cách với nhau đang thành công.

    Ông Cuomo cho hay, thực tế trong vài ngày qua, số ca tử vong do Covid-19 đang giảm dần và các chuyên gia y tế đang hy vọng dịch bệnh sẽ sớm chạm đỉnh ở New York, sau đó sẽ dần suy giảm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran có gần 2.000 ca nhiễm mới và 121 người tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ

    Bộ Y tế Iran ngày 8/4 báo cáo, nước này ghi nhận 1.997 ca nhiễm mới COVID-19 và 121 người tử vong trong vòng 24 giờ qua.

    Như vậy, đến nay tổng số ca nhiễm được xác nhận tại Iran đã tăng lên 64.586 trường hợp, số ca tử vong là 3.993, trong khi 29.812 người đã được điều trị khỏi và xuất viện.

    Chính phủ Iran cho biết đã có 220.975 người được làm xét nghiệm virus corona.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump tuyên bố cân nhắc cắt tài trợ kinh phí cho WHO

    Tổng thống Trump vào tối 7/4 (giờ miền Đông) tiếp tục chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vài giờ sau khi ông lên án tổ chức này trên Twitter.

    Phát biểu trong họp báo tại Nhà Trắng, ông Trump cho rằng WHO đã phạm sai lầm khi xử lý các vấn đề về dịch COVID-19.

     

    Trên thực tế họ (WHO) đã phê bình và bất đồng với lệnh cấm đi lại của tôi vào thời điểm tôi ban hành nó. Và họ đã sai. Họ sai về rất nhiều việc. Họ đã có rất nhiều thông tin từ sớm... Và họ có vẻ rất hướng về Trung Quốc. Chúng ta sẽ xem xét điều đó.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

     Ông Trump cho rằng WHO đã nhận được "số tiền rất lớn từ Mỹ", đồng thời khẳng định Mỹ là nước chi trả phần lớn nhất trong ngân sách của WHO.

    Cáo buộc WHO đã thất bại trong việc cảnh báo đầy đủ cho cộng đồng toàn cầu về virus SARS-Cov-2, ông Trump đe dọa:

    "Chúng ta sẽ xem xét điều này một cách rất cẩn thận, và chúng ta sẽ đình chỉ việc chi tiền cho WHO. Chúng ta sẽ tạm ngừng một cách mạnh mẽ [việc chi tiền], rồi chúng ta sẽ thấy. Nếu WHO làm việc hiệu quả thì thật tuyệt, nhưng khi họ làm mọi thứ đều sai thì không tốt."

    Tuy nhiên, khi bị các phóng viên truy hỏi rõ hơn về khả năng cắt kinh phí cấp cho WHO trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành, ông Trump giải thích rõ hơn rằng ông đang cân nhắc vấn đề này.

    "Tôi sẽ không nói rằng tôi sẽ làm điều đó," ông cho hay. "Chúng tôi sẽ xem xét việc chấm dứt tài trợ [WHO]."

    Đề xuất ngân sách năm 2021 của tổng thống Mỹ đã yêu cầu cắt giảm kinh phí cho WHO từ 122 triệu USD xuống còn 58 triệu USD.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle quay đầu về bến vì phát hiện nguy cơ bùng dịch COVID-19 trong thủy thủ đoàn

    Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp sẽ trở về nhà sớm từ hành trình triển khai ở Đại Tây Dương, sau khi một số thành viên thủy thủ đoàn xuất hiện các triệu chứng lây nhiễm COVID-19 - Bộ quốc phòng Pháp ngày 8/4 thông báo.

    Theo đó, khoảng 40 thủy thủ trên mẫu hạm này đang được theo dõi y tế, trong khi những người có triệu chứng đã được cách ly.

    Hiện chưa thành viên nào trên tàu sân bay Pháp có biểu hiện ốm nặng.

    "Tính đến hôm nay (8/4), một đội ngũ sàng lọc với các phương tiện xét nghiệm sẽ được đưa lên tàu sân bay để điều tra các trường hợp mới phát sinh và ngăn chặn virus lây lan trên tàu," thông báo của Bộ quốc phòng Pháp nêu.

    Tàu Charles de Gaulle, với khả năng chở khoảng 2.000 thủy thủ, đã được triển khai tới Đại Tây Dương như một phần trong kế hoạch huấn luyện của NATO, sau khi tham gia chiến dịch Chammal nhằm ngăn chặn nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria. Mẫu hạm này đang chuẩn bị trở lại Địa Trung Hải.

    "[Tàu sân bay Pháp] đã quyết định trở lại cảng Toulon trước thời hạn, theo lịch trình ban đầu là vào ngày 23/4," thông báo trên cho hay.

    COVID-19: Lô quần áo bảo hộ đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã đến Mỹ; Triều Tiên tuyên bố phát triển khẩu trang nano kháng khuẩn - Ảnh 2.

    Tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle tại Địa Trung Hải, ngày 7/3/2019 (Ảnh: Reuters / Jean-Paul Pelissier)

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    NÓNG: Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp bị đe dọa nghiêm trọng, cấp tốc rời vùng Vịnhsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên tuyên bố phát triển khẩu trang nano kháng khuẩn

    Một viện nghiên cứu của Triều Tiên đã hoàn thành việc phát triển khẩu trang nano kháng khuẩn, theo Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm thứ Tư.

    "Trong chiến dịch chống dịch khẩn cấp trên toàn quốc nhằm ngăn chặn Covid-19, Viện dụng cụ y tế thuộc Bộ Y tế công cộng Triều Tiên đã phát triển khẩu trang nano kháng khuẩn với vật liệu trong nước", KCNA đưa tin.

    Đến nay, Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp mắc Covid-19 nào.

    Trong báo cáo của KCNA, Phó Giám đốc Viện Dụng cụ y tế Ri Jae Dok cho biết, khẩu trang mới được phát triển đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận.

    Cũng theo KCNA, các khẩu trang được xử lý bằng dung dịch kháng khuẩn nano giúp khử trùng và loại bỏ vi trùng, virus, và lọc bụi mịn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một nữ lao động người Việt ở Hàn mắc Covid-19

    Ngày 8/4/2020, trả lời câu hỏi về thông tin một lao động Việt Nam tại Hàn Quốc mắc Covid-19 của phóng viên Trí Thức Trẻ, chuyên trang báo Điện tử Tổ quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng xác nhận, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết một nữ lao động người Việt Nam đang sinh sống tại thành phố Gyeongsan, tỉnh Gyeongsanbuk được xác định dương tính với bệnh Covid-19.

    Trước đó, vào ngày 4/4, truyền thông Hàn Quốc đưa tin, một nữ lao động người Việt, 26 tuổi, đã mắc Covid-19. Nữ lao động này đang mang thai và làm việc tại một công ty phụ tùng ô tô. Từ ngày 17-20/3, nữ lao động này vào viện Fatima ở Daegu.

    Ngày 18/3, một bệnh nhân ở bệnh viện này được xác nhận dương tính. Quan chức y tế dự đoán, có thể nữ lao động Việt Nam bị nhiễm bệnh trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

    Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã làm việc với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị phía Hàn Quốc có các biện pháp tích cực, hỗ trợ điều trị cho công dân nói trên, bà Hằng cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thượng nghị sĩ Mỹ đưa ra kế hoạch bỏ phiếu bầu cử qua bưu điện

    Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kế hoạch trên kêu gọi các tiểu bang đảm bảo cho việc mọi cử tri Mỹ có thể bỏ phiếu qua bưu điện, trong đó có việc gửi cho mỗi cử tri một lá phiếu với bưu chính trả trước.

    Bà Warren kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật do các Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, tiểu bang Minnesota, và Ron Wyden, bang Oregon đề xuất vào tháng trước nhằm đảm bảo bỏ phiếu qua hòm thư bưu điện trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lô quần áo bảo hộ đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã đến Mỹ

    Đây là lô hàng đầu tiên trong số hai lô với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont do Việt Nam sản xuất và xuất sang Mỹ. Lô hàng này sẽ nhanh chóng được bàn giao cho Kho Dự trữ Quốc gia chiến lược Mỹ nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết về thiết bị bảo vệ y tế cho những người ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp.

    Thời gian qua, Việt Nam và Mỹ hợp tác chặt chẽ về y tế nói chung và đại dịch COVID-19 nói riêng. Kể từ khi dịch bùng phát, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam nhằm theo dõi và đối phó với dịch COVID-19 đang lan ra toàn thế giới.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Mỹ ca ngợi Việt Nam viện trợ cho EU chống đại dịch Covid-19

    Trong bài viết đăng trên The Diplomat, cây bút Prashanth đánh giá sự viện trợ này là phù hợp với chính sách ngoại giao rộng hơn của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành trên quy mô toàn cầu. Tác giả cho biết, Việt Nam đã viện trợ cho cả các nước khác nữa, như các nước láng giềng Lào và Campuchia.

    Tác giả bài báo cho rằng đại dịch Covid-19 một mặt có ảnh hưởng nhất định tới quan hệ kinh tế Việt Nam-EU (với các quy định mới về visa và việc hạn chế xuất khẩu), mặt khác lại cho thấy hai bên đã nỗ lực vượt qua các thách thức do dịch bệnh gây ra.

    Theo đó, tác giả Prashanth viết, Việt Nam và EU đã tích cực chia sẻ thông tin về sự an toàn của công dân hai phía, đồng thời tiếp tục các nỗ lực hướng tới phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam.

    Tác giả bài báo Mỹ nhìn nhận, Việt Nam sẵn lòng giúp đỡ các nước khác trên cơ sở song phương và đa phương trong khả năng tốt nhất của mình, đồng thời vẫn cảnh giác đối phó với thách thức Covid-19 ngay trong nước.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore cấm tất cả các hoạt động tập trung xã hội

    Singapore vừa ban hành lệnh cấm tập trung xã hội, một phần của những biện pháp thắt chặt mới nhất mà nước này áp dụng nhằm chống lại dịch Covid-19, theo thông tin trên website của Bộ Y tế Singapore. 

    COVID-19: Mỹ tìm cách ngăn Iran vay khẩn cấp 5 tỷ USD, số ca nhiễm mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 1.

    Singapore cấm toàn bộ các hoạt động tập trung đông người. Ảnh: Reuters.

    Quy định này áp dụng cả với các hoạt động tập trung công cộng và riêng tư.

    Quy định này nằm trong kế hoạch chống lại đại dịch Covid-19 và sẽ được áp dụng cho đến ít nhất là 4/5.

    Singapore hiện nay ghi nhận ít nhất 1.481 ca mắc Covid-19 và 6 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Áp đặt các hạn chế xã hội quy mô lớn tại Jakarta, Indonesia

    Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến tối 7/4, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cho biết trên thực tế, thành phố đã triển khai các biện pháp giãn cách xã hội quy mô lớn. Với sự cho phép của chính phủ, các biện pháp này trở thành ràng buộc về mặt pháp lý đối với mọi người dân.

    Bắt đầu được triển khai từ ngày 10/4 tới, (các hạn chế xã hội quy mô lớn) PSBB cấm người dân thủ đô tụ tập trên 5 người, giảm 50% công suất phục vụ và hạn chế thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng từ 6h đến 18h hàng ngày. Trong khi đó, các phương tiện cá nhân vẫn được phép ra vào khu vực thủ đô song số lượng người trên mỗi xe sẽ bị hạn chế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump mất 1 tỷ USD trong nửa tháng vì COVID-19

    Tờ Guardian (Anh) cho biết tài sản của Tổng thống Trump đã giảm từ 3,1 tỷ USD ngày 1/3 xuống còn 2,1 tỷ USD ngày 18/3.

    Forbes (Mỹ), biến động kinh tế vì COVID-19 khiến 267 nhân vật mất vị trí tỷ phú trong danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí này công bố ngày 7/4. Hiện nay có 2.095 tỷ phú USD trên thế giới, trong đó 1.062 người "hao hụt" tài sản so với năm trước.

    Trong những người mới góp mặt vào danh sách tỷ phú là nhà sáng lập ứng dụng Zoom – ông Eric Yuan. Ứng dụng Zoom trở nên phổ biến hơn trong thời điểm nhiều quốc gia thi hành phong tỏa chống virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.

    "Cha đẻ" của Amazon, Jeff Bezos vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong năm thứ 3 liên tiếp với 113 tỷ USD.

    Hầu hết "nguồn thu" của Tổng thống Trump bắt nguồn từ các bất động sản trong đó có nhiều khách sạn, sân golf. Tờ Washington Post cho biết Tập đoàn Trump Organization đã phải đóng cửa 17 cơ sở kinh doanh vì dịch COVID-19. Khoảng 1.500 nhân viên của Trump Organization cũng nghỉ việc tạm thời.

    Những cơ sở kinh doanh này thường đóng góp 650.000 USD/ngày cho Trump Organization.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    London vắng lặng đến "siêu thực" sau lệnh phong tỏa

    Những đường phố, địa điểm du lịch nổi tiếng tại Thủ đô của Anh trước đây thường có rất đông người, giờ trở nên vắng lặng hơn bao giờ hết.

    COVID-19: Mỹ tìm cách ngăn Iran vay khẩn cấp 5 tỷ USD, số ca nhiễm mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 1.
    COVID-19: Mỹ tìm cách ngăn Iran vay khẩn cấp 5 tỷ USD, số ca nhiễm mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 2.
    COVID-19: Mỹ tìm cách ngăn Iran vay khẩn cấp 5 tỷ USD, số ca nhiễm mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 3.
    COVID-19: Mỹ tìm cách ngăn Iran vay khẩn cấp 5 tỷ USD, số ca nhiễm mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 4.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vũ Hán dỡ lệnh phong thành, chuyên gia y tế Trung Quốc cảnh báo "mọi chuyện vẫn chưa chấm dứt"

    Sau hơn 2 tháng phong tỏa, Vũ Hán đã chính thức mở cửa trở lại. Tuy nhiên, trước dấu hiệu tích cực này, các chuyên gia y tế Trung Quốc vẫn tiếp tục cảnh báo người dân cần thận trọng trước dịch bệnh.

    Tiến sĩ Zeng Guang, trưởng bộ phận dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, đã cảnh báo rằng dịch bệnh tại Trung Quốc "vẫn chưa chấm dứt".

    "Dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt, mà chúng ta đang bước sang một giai đoạn mới. Khi đại dịch vẫn đang hoành hành trên toàn cầu, dịch bệnh tại Trung Quốc chưa thể kết thúc", chuyên gia này cho biết.

    Trong những ngày gần đây, Trung Quốc bắt đầu ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm COVID-19 mới "nhập khẩu", cùng với đó là nỗi lo về những ca bệnh không triệu chứng. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh từ chối lời đề nghị hỗ trợ điều trị cho Thủ tướng Johnson của Tổng thống Trump

    COVID-19: Mỹ tìm cách ngăn Iran vay khẩn cấp 5 tỷ USD, số ca nhiễm mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty

    Sau khi thông tin Thủ tướng Johnson được chuyển đến điều trị ở ICU được công bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ trong một cuộc họp báo rằng chính quyền của ông đã liên hệ với các bác sĩ của Thủ tướng Johnson, và đích thân ông cũng đã yêu cầu hai công ty dược phẩm Mỹ "hàng đầu" hỗ trợ nhà lãnh đạo Anh.

    "Tôi đã yêu cầu hai trong số các hãng dược phẩm hàng đầu - họ là những công ty tuyệt vời - họ đã đạt được thành công đáng kinh ngạc khi sản xuất thuốc chữa Ebola, AIDS, v.v... Tôi đã yêu cầu họ lập tức liên hệ với London.

    [...] Lúc này có lẽ họ đã đến London rồi. Văn phòng Thủ tướng [Johnson] có tất cả những thứ họ cần, và chúng tôi sẽ giúp đỡ họ nếu có thể. Chúng tôi cũng đã liên hệ với các bác sĩ của ông Johnson" - ông Trump cho biết.

    Mặc dù vậy, phát ngôn viên của Thủ tướng Johnson đã từ chối lời đề nghị của nhà lãnh đạo Mỹ, và nói rằng "đội ngũ chăm sóc y tế của Thủ tướng sẽ quyết định tất cả các phương pháp điều trị cho ông".

    "Chúng tôi tin rằng Thủ tướng đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể từ hệ thống y tế quốc gia. Chúng tôi rất biết ơn vì tất cả những lời chúc ấm áp mà Thủ tướng đã nhận được trong đêm [ông được đưa vào ICU]", phát ngôn viên của ông Johnson cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ vượt mốc 400.000 người

    Theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info, tính đến 11h20' ngày hôm nay (8/4 - theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đã tăng lên 400.540 người, tổng số ca tử vong tăng lên 12.857 trường hợp - trên tất cả 50 tiểu bang và các vùng lãnh thổ của nước này. 

    Trong đó, chỉ còn duy nhất bang Wyoming vẫn chưa ghi nhận ca tử vong do COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ tìm cách ngăn Iran vay khẩn cấp 5 tỷ USD đối phó với Covid-19

    Các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết chính phủ Iran hiện vẫn có nhiều tài khoản hàng tỷ USD, do đó, nếu được vay, Iran sẽ có thể dùng số tiền này hỗ trợ nền kinh tế của mình, từng bị làm suy yếu bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Theo các quan chức Mỹ, Iran cũng có thể dùng số tiền này để hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm của mình ở Trung Đông thay vì để đối phó với đại dịch Covid-19.

    Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết đang thảo luận với Iran để xác định liệu nước này có đủ điều kiện được vay khẩn cấp hay không.

    Đại diện của Iran tại Liên Hợp Quốc hiện chưa có phản hồi về quyết định của Mỹ đối với khoản vay của Iran. Trong khi đó, giới chức Iran đã gọi các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong lúc đại dịch Covid-19 là khủng bố y tế và cho rằng việc Mỹ hỗ trợ nhân đạo các nước nhằm đối phó với đại dịch là lừa đảo và dối trá.

      

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nam họp khẩn sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 số 251 chưa rõ nguồn lây

    21 giờ ngày 7/4, Sở Y tế tỉnh Hà Nam đã họp khẩn sau khi được thông báo về trường hợp thứ 4 dương tính với SARS –CoV-2 trên địa bàn.

    Tai cuộc họp khẩn vào tối 7/4, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nam đã báo cáo, lúc 16h cùng ngày, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo kết quả trường hợp N V Đ., 64 tuổi ở xóm 3 Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, là bệnh nhân khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Nam dương tính với SARS-CoV-2.

    Bệnh nhân này vào sáng 8/4 đã được Bộ Y tế công bố là bệnh nhân số 251 ở Việt Nam mắc Covid-19.

    Theo lãnh đạo Sở, bệnh nhân vào Khoa Cấp cứu lúc 21h15 phút ngày 20/3/2020 do tiêu chảy nhiều lần. Sau đó được chuyển lên khoa Tiêu hóa điều trị từ 20/3 đến nay.

    Sáng 5/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt. Đến 6/4, bệnh nhân được chụp X.Q phổi, phát hiện phổi mờ không đồng đều thùy phổi bên phải, có tổn thương phổi kẽ nên bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Covid-19.

    Phát biểu tại cuộc họp, PGS.TS Lê Quang Minh, Giám đốc Sở Y tế khẳng định, bệnh nhân không có yếu tố dịch tễ nhưng có nhiều bệnh nền phức tạp như gout, xơ gan…

    Nhưng do nằm viện dài ngày, tiếp xúc với nhiều đối tượng, vì thế nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người khác rất lớn. Hiện vẫn chưa xác định được trường hợp F0 trong tình huống này.

    Xác định đây là ca bệnh phức tạp, thuộc 25% đối tượng nhiễm Covid-19 nặng nên việc điều trị cho bệnh nhân cần thận trọng.

    Bệnh viện Đa Khoa Hà Nam, ngành y tế sẽ tập trung mọi nguồn lực, các phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân…

      

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tokyo yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài, Osaka cho học sinh nghỉ đến hết tháng 6

    Thủ tướng Anh phải tiếp tục điều trị ở ICU, số ca mắc COVID-19 mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

    Ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp với 7 thành phố của Nhật Bản, chính quyền các thành phố này đã bắt đầu xem xét đưa ra các biện pháp khẩn cấp cần thiết, trong đó, tăng cường những biện pháp yêu cầu người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo không ra ngoài, trừ các trường hợp phục vụ nhu cầu cuộc sống thiết yếu.

    Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản , chính quyền thủ đô Tokyo đã quyết định đưa ra biện pháp yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài bắt đầu kể từ ngày 8/4. Danh sách các cơ sở bị yêu cầu hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động cũng như các biện pháp khẩn cấp khác sẽ được thảo luận và công bố vào ngày 10/4.

    Chính quyền thành phố Osaka và các thành phố khác ngay lập tức yêu cầu người dân không ra ngoài, trừ các trường hợp mua thực phẩm, đi làm và đi khám bệnh, đặc biệt yêu cầu người dân hạn chế đến các khu ăn uống đông người vào buổi tối. Ngoài ra, thành phố Oska cũng quyết định cho phép các trường tiểu học, trung học công lập cũng được yêu cầu nghỉ học đến hết tháng 6. Trong khi đó, tại thành phố Hyogo, ngoài biện pháp kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài trừ các trường hợp thiết yếu, thành phố quyết định sẽ thuê khách sạn tư nhân làm nơi cách ly cho những trường hợp nhiễm virrus SARS-Cov-2 nhưng có triệu chứng bệnh nhẹ.

    Theo luật sửa đổi luật đặc biệt về phòng chống dịch cúm mà Quốc hội Nhật Bản thông qua hôm 13/3, Thủ tướng có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, các địa phương nằm trong danh sách ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ được quyền quyết định các biện pháp mạnh như hạn chế sử dụng hoặc tạm thời đóng cửa các cơ sở tập trung đông người, trưng dụng nhà, đất phục vụ công tác y tế khẩn cấp…Các biện pháp này sẽ được các thành phố tiếp tục thảo luận và công bố trong thời gian tới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các tiếp viên hàng không của hãng Singapore Airlines làm gì khi công việc thường ngày bị COVID-19 ảnh hưởng?

    Nhiều tiếp viên hàng không của hãng Singapore Airlines đã tham gia vào cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 theo một cách khác: đó là giúp đỡ chăm sóc các bệnh nhân trong vai trò "đại sứ chăm sóc sức khỏe".

    Hôm 7/4 vừa qua, nhóm này đã bắt đầu nhiệm vụ mới tại bệnh viện Khoo Teck Puat của Singapore.

    Theo thông cáo từ bệnh viện Khoo Teck Puat, các tiếp viên của hãng Singapore Airlines sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ các công việc chăm sóc cơ bản, chăm sóc về dinh dưỡng tại những khoa có nguy cơ lây nhiễm thấp để giúp các nhân viên y tế không phải làm việc quá sức trong cuộc chiến chống COVID-19.

    Nhóm tiếp viên của Singapore Airlines dự kiến ​​sẽ làm việc tại bệnh viện này trong vòng ít nhất 3 tháng, và đến nay đã có ít nhất 30 người tham gia chương tình này. 

    Thủ tướng Anh phải tiếp tục điều trị ở ICU, số ca mắc COVID-19 mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 1.

    Ảnh: Bệnh viện Khoo Teck Puat

    Thủ tướng Anh phải tiếp tục điều trị ở ICU, số ca mắc COVID-19 mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 2.

    Ảnh: Bệnh viện Khoo Teck Puat

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ghi nhận các ca mắc Covid-19 mới tăng trở lại

    Sáng nay (8/4), Cơ quan y tế Trung Quốc đã báo cáo thêm 62 trường hợp mới dương tính với virus SARS-CoV-2 và 2 người tử vong, trong đó có tới 59 trường hợp mới xác nhận đều là trường hợp "nhập cảnh" và 3 ca mắc mới "nội địa" trong vòng 24 giờ qua.

    Theo báo cáo cập nhật hàng ngày của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, hầu hết các ca nhiễm "nhập cảnh" mới được ghi nhận tại các tỉnh, thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Chiết Giang. 3 ca nhiễm "nội địa" trong ngày hôm qua bao gồm 2 trường hợp tại tỉnh Sơn Đông và 1 tại Quảng Đông, Trung Quốc. Cũng trong ngày hôm qua, nước này xác nhận thêm 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Hồ Bắc và thành phố Thượng Hải, 12 ca nghi nhiễm mới và 112 bệnh nhân hồi phục.

    Như vậy tính đến nay, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 81.802 ca mắc Covid-19, trong đó có 77.297 bệnh nhân đã được xuất viện và 3.333 người chết vì căn bệnh này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh phải tiếp tục điều trị ở khu chăm sóc tích cực (ICU)

    COVID-19: Mỹ tìm cách ngăn Iran vay khẩn cấp 5 tỷ USD, số ca nhiễm mới trong ngày tại TQ tăng trở lại - Ảnh 1.

    Ảnh: WPA

    Theo thông cáo của một phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Anh, sức khỏe của Thủ tướng Boris Johnson đã ổn định, tuy nhiên ông cần tiếp tục ở lại khu chăm sóc đặc biệt (ICU) để được các bác sĩ theo dõi.

    "Tinh thần của ông ấy rất tốt", phát ngôn viên này cho biết.

    Thủ tướng Johnson đã được đưa vào bệnh viện vào tối Chủ nhật tuần trước (theo giờ địa phương). Vào thời điểm đó, văn phòng của ông đã phát thông cáo nói rằng đây là biện pháp phòng xa, do các triệu chứng bệnh của Thủ tướng Anh không thuyên giảm sau 10 ngày cách ly tại nhà.

    Tuy nhiên, tình trạng bệnh của ông Johnson đã chuyển biến xấu hơn trong ngày hôm qua và ông đã được chuyển vào khu ICU của bệnh viện St. Thomas.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York: Hết nơi để thi thể, Long Island tính sử dụng khu đông lạnh của nông trại

    Số lượng ca tử vong vì COVID-19 tăng nhanh trong 1 thời gian ngắn đã khiến New York phải đối mặt với tình trạng thiếu nơi để thi thể. 

    Hiện nay, Long Island đang dự tính sử dụng khu đông lạnh tại 1 nông trại để làm nơi đặt thi thể các bệnh nhân tử vong do COVID-19, phát ngôn viên quận Suffolk nói trong 1 thông cáo gửi CNN. 

    "Ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng này, chúng tôi đã có những cuộc trao đổi bàn về đề xuất sử dụng khu đông lạnh và sân trượt băng để chứa thi thể", phát ngôn viên Jason Elan dẫn lời lãnh đạo quận Steve Bellone cho hay.

    Cuối cùng, ông Bellone đi đến quyết định sử dụng các cơ sở đông lạnh ở Nông trại Quận Suffolk, hiện do Cornell Cooperative Extension điều hành nhưng thuộc sở hữu của quận. 

    Có 1 tòa nhà ở khu vực đó có hệ thống đông lạnh lớn, không sử dụng tới - phát ngôn viên Elan cho biết. 

    Chính quyền Suffolk cũng đã đề nghị bang cấp thêm túi đựng thi thể. 

    Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 5.500 trường hợp tử vong do COVID-19 ở New York.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần nửa triệu công ty Trung Quốc đóng cửa

    Hơn 460.000 công ty Trung Quốc phải đóng cửa vĩnh viễn trong quý đầu tiên của năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm suy yếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

    Trong số này, hơn một nửa đã hoạt động dưới ba năm, dữ liệu đăng ký doanh nghiệp cho thấy.

    Các doanh nghiệp phải đóng cửa bao gồm doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động, doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động, trong đó có 26.000 đơn vị trong lĩnh vực xuất khẩu, SCMP dẫn theo Tianyancha, mạng cơ sở dữ liệu thương mại công khai.

    Bên cạnh đó, tốc độ thành lập mới công ty chậm lại đáng kể. Từ tháng 1 đến tháng 3/2020, khoảng 3,2 triệu doanh nghiệp đã được thành lập, giảm 29% so với một năm trước đó.

    Hầu hết các công ty mới đều ở các trung tâm kinh tế truyền thống, chẳng hạn như tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc , và gần một nửa trong số này là phân phối hoặc bán lẻ.

    Số lượng các doanh nghiệp phải đóng cửa cho thấy những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi nước này cố gắng phục hồi nền kinh tế, vốn có nguy cơ bị thu hẹp quy mô trong quý đầu tiên kể từ năm 1976.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Doanh nghiệp Đức đi ngược xu hướng thời Covid-19: Sa thải lao động, cắt giảm lương là sai lầm, hãy phát triển nguồn nhân lực!

    Hàng nghìn người TQ đổ ra ga để rời Vũ Hán, New York ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất - Ảnh 1.

    Các doanh nghiệp Đức không tỏ ra hoảng loạn trước đại dịch Covid-19, trái lại, họ rất sáng suốt và mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng đến tương lai.

    Một cuộc khảo sát đã được tiến hành với 400 doanh nghiệp Đức tại Nhật Bản cho thấy tình hình khá ảm đạm của các doanh nghiệp này trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 .

    Từ kết quả đó, ông Marcus Schürmann, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Nhật bản (AHK Japan) đã giải thích vì sao đại dịch Covid-19 lần này có thể trở thành chất xúc tác tạo nên lợi thế cạnh tranh trên Tạp chí Wirtschaftswoche (Đức) mới đây.

    Hàng nghìn người TQ đổ ra ga để rời Vũ Hán, New York ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất - Ảnh 2.

    Đọc bài phỏng vấn trong link dưới:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vụ bùng dịch COVID-19 trên tàu sân bay: Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ từ chức

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thông báo quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly ngày 7/4 đã từ chức do cách thức xử lí của ông liên quan đến vụ dịch COVID-19 bùng phát trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.

    Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Mỹ, quyết định từ chức của ông Modly được đưa 5 ngày sau khi hạm trưởng tàu sân bay Roosevelt là Brett Crozier đã bị cách chức, do viết một bức thư, sau đó bị rò rỉ trên truyền thông, mô tả tình hình khó khăn trên tàu và cáo buộc Lầu Năm Góc không có sự chú ý thích hợp. Việc ông Crozier bị cách chức được xem là quá nặng tay và vội vàng trước khi một cuộc điều tra được tiến hành.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhốt trong lồng, bắt chống đẩy: Biện pháp các nước phạt người vi phạm "giãn cách xã hội"

    Cơ quan chức năng nhiều nước đang áp dụng những biện pháp chưa từng có nhằm ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch Covid-19.

    Hàng nghìn người TQ đổ ra ga để rời Vũ Hán, New York ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất - Ảnh 1.

    Ảnh Reuters

    Tại Ấn Độ, cảnh sát đã sử dụng gậy để đánh cảnh cáo những người không tuân thủ lệnh phong toả hoặc không duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu, ngoài ra, lực lượng chức năng cũng áp dụng những cách thức để "bêu" người vi phạm ở nơi công cộng như bắt chống đẩy, bò hay lăn trên phố.

    Trong khi đó, tại bang Yucatan ở miền nam Mexico, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 sẽ phải đối mặt với bản án 3 năm tù nếu họ không tự cách ly. Còn chính phủ Peru thì công bố mức phạt vào khoảng 600 USD cho bất cứ ai "chơi khăm" nhà chức trách bằng việc gọi vào số đường dây nóng thông tin dịch bệnh, nhất là khi cơ quan chức năng phát hiện có tới 74% số cuộc gọi không đúng sự thật.

    Đọc toàn bộ bài viết tại link dưới

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất

    Số trường hợp tử vong do COVID-19 ở Mỹ đã lên tới 12.722 trường hợp, tính tới tối 7/4 (giờ địa phương), trong đó 1.736 trường hợp được ghi nhận trong vòng 1 ngày. Con số này đánh dấu ngày có nhiều ca tử vong nhất được ghi nhận tại  Mỹ tính đến thời điểm hiện tại.

    Theo số liệu của ĐH Johns Hopkins, ghi nhận trước đó về ngày có nhiều ca tử vong nhất ở Mỹ do COVID-19 là 4/4 với 1.344 trường hợp. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ dọa rút quỹ tài trợ cho WHO

    Hàng nghìn người TQ đổ ra ga để rời Vũ Hán, New York ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ trong cuộc họp báo ngày 7/4. Ảnh: Reuters

    Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa rút quỹ tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do phản ứng của cơ quan này đối với dịch COVID-19. 

    Phát biểu tại 1 cuộc họp báo, ông Trump ban đầu đã nói với các phóng viên rằng, nước Mỹ sẽ "tạm ngừng" tiền tài trợ cho WHO. Tuy nhiên, vài phút sau, khi được hỏi liệu quyết định ấy có phải là điều đúng đắn nên làm trong bối cảnh đại dịch hay không, ông Trump lại nói rằng ông sẽ "xem xét".

    "Tôi không nói rằng tôi sẽ làm như vậy nhưng tôi sẽ xem xét khả năng chấm dứt tài trợ", ông Trump nói.

    Tổng thống Mỹ tuyên bố, cơ quan này "nhận lượng lớn tiền từ Mỹ" và ông muốn kiểm tra. 

    Ông Trump cũng chỉ trích WHO "thiên về phía Trung Quốc". Ông cho rằng nhiều chương trình của WHO đáng giá nhưng nhìn chung thì họ đã mắc sai lầm - đặc biệt là khi phản đối quyết định ngừng đi lại với Trung Quốc của ông.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam có thêm 2 ca mắc Covid-19, một ca chưa rõ nguồn lây

    6h ngày 8/4, Bộ Y tế đã công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 mới nâng tổng số người mắc bệnh này tại Việt Nam lên 251 trường hợp.

    Ca bệnh 250 (BN250): Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 50 tuổi, trú tại Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân là hàng xóm và có tiếp xúc gần BN243. Ngày 2/4 khởi phát bệnh. Ngày 5/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm.  Ngày 7/4 xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2

    Ca bệnh 251 (BN251): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 64 tuổi, trú tại Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam. Từ ngày 20/3 đến nay, bệnh nhân điều trị tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, con trai và con dâu từ Hà Nội về chăm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19: New York ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất tính tới thời điểm hiện tại

    Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết, ngày 7/4 (giờ địa phương), New York ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất liên quan tới virus corona chủng mới.

    Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 5.500 người đã thiệt mạng và 138.836 người bị nhiễm COVID-19 do virus SARS-CoV-2 ở New York. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, đã có 731 người tử vong. 

    "Đằng sau mỗi con số ấy là một con người, một gia đình, một người mẹ, một người cha, một người anh, một người chị", ông Cuomo nói trong 1 cuộc họp báo, "Hôm nay, lại có rất nhiều nỗi đau với nhiều người dân New York". 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàng nghìn người đổ ra ga rời Vũ Hán khi phong tỏa kết thúc

    Hàng nghìn hành khách đã đổ tới nhà ga để bắt tàu rời khỏi Vũ Hán sáng sớm 8/4 sau khi chính quyền dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển kéo dài suốt hơn 2 tháng qua trong 1 nỗ lực nhằm khống chế sự lây lan của dịch COVID-19.

    Hàng nghìn người TQ đổ ra ga để rời Vũ Hán, New York ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất - Ảnh 1.

    Người dân được nới lỏng hạn chế di chuyển tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters

    Quyết định dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển vào 0h00 ngày 8/4 chấm dứt giai đoạn phong tỏa chưa từng có tiền lệ tại Vũ Hán từ cuối tháng 1.

    Đám đông hành khách đã tới ga Vũ Xương (Vũ Hán) để bắt những chuyến tàu đầu tiên rời khỏi thành phố 11 triệu dân.

    "Vũ Hán đã đánh mất rất nhiều trong dịch bệnh lần này và người Vũ Hán đã trả 1 cái giá quá đắt", một thanh niên đang trên đường quay trở về với công việc ở Thượng Hải chia sẻ, "Giờ đây lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ, tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều vui mừng".

    Hôm qua, ngày 7/4, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, không có ca tử vong nào được ghi nhận trong vòng 24 giờ. Đây là ngày đầu tiên không có người tử vong ở Trung Quốc kể từ khi nước này bắt đầu công bố số liệu vào tháng 1.

    Như vậy, với quyết định dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển:

    Đối với Vũ Hán, những cư dân và du khách khỏe mạnh cuối cùng sẽ được phép rời khỏi thành phố, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Các lối ra vào cao tốc được mở cửa trở lại, dịch vụ tàu hỏa và hàng không được nối lại. 

    Giới chức đường sắt Vũ Hán ước tính sẽ có hơn 55.000 người rời khỏi thành phố này bằng tàu vào hôm nay, 8/4 - CCTV đưa tin. 

    Đối với Trung Quốc, việc nới lỏng hạn chế di chuyển tại Vũ Hán là dấu mốc mới nhất trong cuộc chiến chống COVID-19 của nước này. 

    Chia sẻ với CCTV, Luo Ping, quan chức chống dịch tại Vũ Hán cho biết: Việc dỡ bỏ phong tỏa đánh dấu "sự tái khởi động" cho các hoạt động kinh tế, xã hội của thành phố. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng, Vũ Hán sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó nhằn. Đó là ngăn ngừa các trường hợp nhiễm COVID-19 "nhập khẩu từ bên ngoài" và tái nhiễm trong cộng đồng địa phương. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại