Tam quốc diễn nghĩa: Điều khiến Tôn Quyền hối hận cả đời

Quốc Tiệp (t/h) |

Tôn Quyền (182 - 252), tự Trọng Mưu, thụy hiệu Ngô Thái Tổ hay Ngô Đại Đế. Ông là vị hoàng đế duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là "thiên cổ đại đế". Sinh thời ông cũng phạm phải nhiều sai lầm, nhưng có lẽ điều khiến ông hối hận cả đời chính là việc không nghe khuyên can của Lục Tốn.

Tôn Quyền (182 - 252), tự Trọng Mưu, thụy hiệu Ngô Thái Tổ hay Ngô Đại Đế. Ông là vị hoàng đế duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là "thiên cổ đại đế". Sinh thời ông cũng phạm phải nhiều sai lầm, nhưng có lẽ điều khiến ông hối hận cả đời chính là việc không nghe khuyên can của Lục Tốn.

Lục Tốn (183 - 245), tự Bá Ngôn, là một tướng lĩnh quân sự và chính trị gia của nhà Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Khi còn trẻ, Lục Tốn phụ giúp Đại đô đốc khi ấy của Đông Ngô là Lã Mông, và tham gia trong trận chiến Kinh Châu, trận chiến đã giúp Đông Ngô đánh bại và giết chết được đại tướng Thục Hán là Quan Vũ. Chiến tích vĩ đại nhất của ông là trận Di Lăng, đánh bại quân Thục Hán của Lưu Bị.

Lục Tốn đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp của mình sau trận đánh này khi Tôn Quyền coi trọng ông nhiều hơn, thăng ông lên vị trí cao hơn và ban cho ông những chức tước chưa từng thấy. Trong suốt thời gian giữa và sau của sự nghiệp, Lục Tốn đã giám sát và quản lý cả hai lĩnh vực dân sự và quân sự ở Đông Ngô khi tham gia một số cuộc chiến tranh chống lại Tào Ngụy.

Tam quốc diễn nghĩa: Điều khiến Tôn Quyền hối hận cả đời - Ảnh 1.

Lục Tốn là đại thần có quyền lực, uy tín chỉ vì bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành vương vị giữa các con của Tôn Quyền mà dẫn đến buồn rầu và phẫn uất, sinh bệnh.

Trong những năm cuối đời của mình, trong triều xảy ra việc tranh chấp ngôi thái tử giữa Tôn Hòa và Tôn Bá, Lục Tốn đã bị cuốn vào cuộc đấu tranh giành quyền nối ngôi giữa các con trai của Tôn Quyền.

Tôn Quyền không bằng lòng với thái tử Tôn Hòa, muốn phế bỏ lập người khác (cũng không định lập Tôn Bá). Lục Tốn biết chuyện nên dâng thư về triều cật lực khuyên Tôn Quyền không nên bỏ trưởng lập thứ và quyết định ủng hộ thái tử Tôn Hòa,

Lời lẽ Lục Tốn quá mạnh mẽ khiến Tôn Quyền tức giận, nghi ngờ Lục Tốn và thái tử sớm đã ngầm cấu kết nên sai sứ đến Vũ Xương nhiều lần trách mắng ông.

Thêm vào đó lúc này uy tín và danh vọng của Lục Tốn tại Giang Đông rất lớn, thậm chí vượt cả Tôn Quyền, lại xuất hiện nhiều lời dèm pha khiến ông cảm thấy bất an, nên từ chối gặp Lục Tốn.

Sau khi phế bỏ Tôn Hòa, Tôn Quyền cách chức luôn mấy người cháu của Lục Tốn vì cũng có vây cánh với thái tử Hòa. Thái tử thái phó Ngô Sán vì báo tin cho Lục Tốn biết cũng bị hạ ngục. Lục Tốn buồn rầu và phẫn uất, sinh bệnh.

Tháng 2 năm 245, Lục Tốn qua đời, năm đó ông 63 tuổi. Theo Tam quốc chí, khi ông mất, gia sản gần như không có gì. Lục Tốn lấy con gái của Tôn Sách và sinh ra Lục Diên và Lục Kháng. Lục Kháng sau này trở thành 1 tướng kiệt xuất của nước Ngô. Lục Tốn về sau được ban thụy là Chiêu hầu.

Tam quốc diễn nghĩa: Điều khiến Tôn Quyền hối hận cả đời - Ảnh 2.

Điều khiến Tôn Quyền hối hận cả đời là không nghe lời khuyên can của công thần Lục Tốn.

Tôn Quyền sau vô cùng hối hận, từng triệu gọi con trai của Lục Tốn là Lục Kháng, nói: "Ta lúc trước vì tin lời gièm pha nên có chỗ không phải với lệnh tôn, đây là lỗi của ta".

Trong Tam quốc chí, Trần Thọ nói về Tôn Quyền như sau:

Tôn Quyền cúi mình nhẫn nhục, ưa tài chuộng kế, có cái anh hào của Câu Tiễn, là bậc hùng kiệt trong muôn người vậy. Cho nên tự nắm giữ được miền Giang Biểu, lập nên nghiệp chân vạc. Nhưng tính hay nghi ngờ, vội vàng giết chóc, cho đến năm cuối đời lại càng thêm xấu.

Đến như tin lời gièm mà làm mất đức, phế bỏ người nối dõi, há gọi là mưu nghĩ giúp đỡ cho con cháu được yên sao? Dòng dõi sau này suy yếu, bèn dẫn đến mất nước, không hẳn là không do từ đó vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại