Mục tiêu ít biết khi bước chân vào “chảo lửa” ở Syria đưa Nga đi từ thành công này tới thắng lợi khác

Vũ Thu Hương |

Tham chiến ở Syria, Nga giành khá nhiều thắng lợi. Moscow đã chứng minh được năng lực của mình, khả năng hòa giải tuyệt vời và đồng thời đào tạo cũng như kiểm tra được khả năng quân sự trong điều kiện tổn thất nhỏ.

Miền Bắc Syria đang rơi vào tình thế khó khăn khi các cường quốc trong khu vực cương quyết đối đầu và khoảng trống quyền lực diễn ra vào hồi tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã ổn định hơn rất nhiều.

Mọi thứ đang có vẻ tích cực, đặc biệt đứng dưới góc độ nước Nga khi mà tổn thất giảm, còn ảnh hưởng của Nga ngày một được khẳng định. Do đó, Nga có thể sẽ xem chiến dịch của mình ở Syria là một thành công?

Cuộc khủng hoảng Syria nổ ra đã được 9 năm và cướp đi sinh mạng của hơn 400.000 người, hơn 6 triệu người Syria cũng đã phải rời bỏ nhà cửa. Dẫu vậy, với những gì Nga làm ở Syria là một sự thành công.

Syria hẳn nhiên không phải là thành tựu nào đó của người Mỹ. Trong chiến dịch Mùa Xuân Ả Rập, Mỹ chủ yếu dựa vào Israel để nhận thông tin tình báo trong khu vực. Trọng tâm chính của chính quyền ông Obama là Libya. Khi xung đột nổ ra ở Syria, đây chính là cơ hội dành cho Nga.

Kể từ khi chính quyền Xô viết rút khỏi Afghanistan vào năm 1988, Nga giảm ảnh hưởng ở Trung Đông. Quan hệ khăng khít của Mỹ với Israel và đặc biệt là sự liên quan tới Iraq cũng như Afghanistan đã đẩy Nga ra rìa.

Chính bởi vậy nên quan hệ thân thiết của chính quyền Tổng thống Syria Assad với Moscow đã trở thành mục tiêu quan trọng trong kế hoạch của Tổng thống Nga Putin.

Việc giữ nguyên vẹn lãnh thổ Syria đã trở thành ưu tiên được đề cao trong nhiều năm. Tỉnh Idlib ở phía Bắc nước này hiện là nơi cuối cùng còn tồn tại các phiến quân và thế lực chống lại chính quyền ông Assad.

Mục tiêu ít biết khi bước chân vào “chảo lửa” ở Syria đưa Nga đi từ thành công này tới thắng lợi khác - Ảnh 2.

Khao khát giành lại Idlib buộc Nga và các lực lượng ủng hộ chính quyền ông Assad phải chống lại các tay súng của mặt trận giải phóng quốc gia do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Động cơ ban đầu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là xóa bỏ ảnh hưởng của người Kurd khỏi Bắc Syria cũng như biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Một mục tiêu khác đi ngược lại với mục tiêu của chính quyền ông Assad đó là nắm quyền kiểm soát khu vực.

Quan hệ khăng khít của ông Putin với ông Erdogan dường như vẫn là chưa đủ để cứu Idlib thoát khỏi căng thẳng.

Với Thổ Nhĩ Kỳ, nỗi lo người tị nạn Syria sẽ tràn qua biên giới nước này nếu Idlib chịu các cuộc tấn công khốc liệt. Và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm mọi cách để cuộc tấn công của quân đội Syria cũng như lực lượng Nga không diễn ra.

Tuy nhiên, quan điểm của Nga khá rõ ràng. Thứ trưởng Ngoại giao Nga từng tuyên bố rằng: "Chúng ta không thể không chống lại sự hiện diện của một tổ chức khủng bố trên lãnh thổ Syria" và "Không thể nào ngừng bắn khi vẫn còn khủng bố".

Dẫu vậy, Nga nhiều khả năng sẽ hạn chế liên quan đến các hoạt động quân sự nơi đây và có lẽ sẽ đề xuất một cơ chế hòa giải cho người dân Idlib hơn là sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ,

Tham chiến ở Syria, Nga giành khá nhiều thắng lợi. Moscow đã chứng minh được năng lực của mình, khả năng hòa giải tuyệt vời và đồng thời đào tạo cũng như kiểm tra được khả năng quân sự trong điều kiện tổn thất nhỏ.

Trước sự lãnh đạo thiếu quyết đoán của Mỹ và đồng minh, Syria cũng tạo điều kiện để quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ phát triển thêm nữa. Quan hệ giữa hai nước này khăng khít hơn sẽ có thể là đòn bẩy làm xói mòn sự gắn kết trong khối NATO của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đánh dấu một thành công khác trong chính sách đối ngoại của Moscow.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại