Hải quân Mỹ dùng tàu đổ bộ triển khai tiêm kích F-35 đối chọi Trung Quốc

Anh Minh |

Hải quân Mỹ đã bắt đầu triển khai các máy bay chiến đấu F-35B thế hệ thứ năm có khả năng hạ cánh thẳng đứng lên tàu sân bay USS America, dự kiến sẽ tăng cường đáng kể năng lực chiến đấu của con tàu chiến này.

Con tàu này là tàu lớp America duy nhất đang phục vụ, được phát triển như một “hậu duệ” của tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp. Nó nặng hơn một chút so với tàu lớp Type 075 Class Trung Quốc mới hoàn thành có lượng choán nước 45.600 tấn.

Tàu America có thể hoạt động như một tàu sân bay hạng nhẹ và tàu tấn công đổ bộ, có thể chứa khoảng 1.700 lính thủy đánh bộ và vài chục xe bọc thép.

Ra mắt vào năm 2012, người ta đã suy đoán rằng USS America sẽ có khoảng một chục biến thể, với hai tàu sân bay lớp America khác dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm 2020 là USS Tripoli và USS Bougainville, theo Military Watch.

Các tàu sân bay lớp America có thể triển khai tới 20 máy bay cánh cố định, mặc dù các phi đội gồm sáu máy bay chiến đấu phổ biến hơn. USS America được trang bị 13 máy bay phản lực F-35B cho các hoạt động ở Thái Bình Dương.

Các máy bay này có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng, cho phép chúng triển khai mà không cần đường băng dài hoặc thiết bị móc hãm.

Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ David Berger tuyên bố rằng USS America đã triển khai tới Đông Thái Bình Dương cùng với F-35B, trong bối cảnh khu vực này ngày càng được ưu tiên triển khai thiết bị phần cứng mới nhất của Mỹ kể từ đầu những năm 2010.

Tướng Berger nói thêm chi tiết: Một trong các con tàu lớn ấy mỗi lần triển khai với hai phi đội F-35 và lần sau lại mang theo máy bay MV-22 (máy bay đa dụng nửa trực thăng, nửa cánh bằng) và một đơn vị thủy quân lục chiến đi kèm các tiêm kích. Điều đó khiến đối phương thật khó lường”, tướng Berger nói.

Điều đó cho thấy tính linh hoạt của các tàu lớp America và loại tàu nhỏ hơn là lớp Wasp, cả hai đều có thể triển khai các máy bay trực theo nhiều cấu hình.

Tướng Berger lưu ý rằng Trung Quốc là mục tiêu chính của kiểu triển khai quân bị này. Ông nói: “Trung Quốc đã hướng ra biển và họ có rất nhiều vũ khí tầm xa... Hai điều đó đã thay đổi cuộc chơi.

Nói cách khác, (nếu không có yếu tố Trung Quốc), chúng ta có thể tiếp tục hoạt động với sự thống trị ở mọi nơi chúng ta muốn, như chúng ta có. Chúng ta không thể làm điều đó. Chúng ta có thể bị mắc kẹt trong những điều cũ. Chúng ta đang bị thử thách ở khắp mọi nơi”.

Tướng Berger không phải là người đầu tiên chủ trương dùng tàu sân bay- tàu đổ bộ làm phương tiện tiềm năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Trung Quốc.

Sự nhấn mạnh vào các tàu sân bay hạng nhẹ này xuất hiện khi các lớp tàu sân bay nặng hơn trở nên ngày càng dễ bị tấn công từ các loại vũ khí của 'sát thủ tàu sân bay' được Trung Quốc, Nga và Triều Tiên triển khai với số lượng đáng kể.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại