Nga choáng váng trước đòn 'đâm sau lưng' của láng giềng

Kiệt Linh |

Tổng thống Donald Trump hôm qua (23/9) đã thông báo về việc Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự ở Ba Lan. Tuy nhiên, ông này khẳng định bước đi mới của Washington không phản ảnh bất kỳ mối đe dọa tăng lên nào từ phía Nga.

Trong cuộc gặp với người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Trump đã nói Ba Lan sẽ phải trả tiền cho việc Mỹ tăng cường triển khai quân trên lãnh thổ của nước Đông Âu. Điều này phù hợp với chính sách của ông Trump đồi với các đồng minh NATO. Ông Trump đòi hỏi các nước thành viên NATO phải chia sẻ nhiều hơn với Mỹ về vấn đề ngân sách quân sự thay vì phụ thuộc quá nhiều vào tiền của Mỹ, gây ra gánh nặng cho Mỹ.

"Chúng tôi sẽ điều quân đến đó. Người Ba Lan sẽ xây dựng cho chúng tôi các cơ sở hạ tầng mà tôi chắc chắn là sẽ rất ổn. Họ sẽ chịu mọi chi phí”, ông Trump cho biết.

Ông chủ Nhà Trắng không cung cấp thông tin chi tiết về phạm vi kế hoạch tăng quân đến Ba Lan - một kế hoạch vốn là một phần của Tuyên bố chung về việc Tăng cường Hợp tác Quốc phòng giữa Mỹ và Ba Lan do Tổng thống Trump và người đồng cấp Duda ký kết tại cuộc gặp gỡ mới nhất.

Theo thỏa thuận nói trên, số lượng binh sĩ Mỹ đang được triển khai ở Ba Lan là khoảng 4.500 người và quân số này sẽ tăng thêm 1.000 binh sĩ trong thời gian tới.

Theo lời ông Trump, số lượng quân được tăng đến Ba Lan “rất có thể” sẽ được rút ra từ các căn cứ khác của Mỹ ở Châu Âu.

Khi được phóng viên hỏi liệu động thái tăng cường triển khai quân đến Ba Lan của Mỹ có phải là nhằm chống lại Nga, Tổng thống Trump đã trả lời rằng: “Không, tôi không nghĩ như vậy”. Ông Trump nhấn mạnh, ông đồng ý với ý tưởng tăng quân là do mối quan hệ với ông Duda, "người tôi thích và tôn trọng”.

Bất chấp lời trấn an trên của ông Trump, Nga chắc chắn sẽ lo ngại và tức giận trước việc Mỹ tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự đến sát nách Nga, đặc biệt ở trên lãnh thổ Ba Lan – một trong những nước đang chống Nga mạnh mẽ nhất. Moscow sẽ không tránh khỏi cảm giác tức giận trước việc nước láng giềng Ba Lan tiếp tục có động thái đối đầu với Nga, liên tiếp kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ của Ba Lan để đối phó với Nga.

Ba Lan là một nước thành viên NATO nằm gần với Nga và Ukraine. Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga.

Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan đã thể hiện thái độ phản đối Nga mạnh mẽ, cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga. Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là “sự can thiệp” của Nga vào Ukraine. Ba Lan được ví như “tiền đồn” chống Nga của NATO.

Song song với đó, trong thời điểm này, Mỹ cùng với phương Tây bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe dọa của Nga đối với các nước láng giềng để lấy cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực. Sự thổi phòng về mối đe dọa từ Nga cũng khiến nhiều nước láng giềng Đông Âu và Baltic ra sức tăng cường sức mạnh quân sự cho nước họ đồng thời liên tục kêu gọi, thúc giục Mỹ và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự đến khu vực xung quanh Nga.

Với cái cớ về mối đe dọa từ Nga, Ba Lan có rất nhiều hành động khiêu khích, chọc giận nước láng giềng Nga. Ba Lan là nước được Mỹ và NATO chọn làm nơi lắp đặt các bộ phận trong hệ thống phòng thủ tên lửa được cho là nhằm vào Nga. Ba Lan cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc tập trận của Mỹ và NATO. Chưa hết, Ba Lan còn từng công khai tuyên bố, nước này đang đàm phán với Mỹ về khả năng đưa “kho vũ khí hạng nặng” của Washington đến đặt trên đất Ba Lan.

Thái độ của Ba Lan khiến Nga thực sự tức giận và liên tiếp đưa ra những lời cảnh báo nghiêm khắc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại