NATO đòi san phẳng vùng đất được trang bị vũ khí đến tận chân răng của Nga

Kiệt Linh |

Lầu Năm Góc có kế hoạch phá hủy những hàng rào phòng thủ kiên cố ở Kalinigrad - tiền đồn Châu Âu được trang bị vũ khí dày đặc nhất của Nga, một chỉ huy hàng đầu của Mỹ mới đây đã tiết lộ như vậy.

Vùng đất biệt lập Kalinigrad của Nga – khu vực nằm giữa Ba Lan và Lithuania trên bờ biển Baltic và có địa lý tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của nước Nga, đang được triển khai dày đặc các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400, tên lửa chống hạm Oniks and tên lửa đất đối đất Iskander. Vùng đất Kalinigrad rõ ràng đang được “trang bị đến tận chân răng” với mức độ phòng thủ kiên cố cực cao.

Từ Kaliningrad, Nga có thể đe dọa các máy bay, tàu thuyền và lực lượng bộ binh của NATO trong phạm vi hàng trăm dặm ở mọi hướng. Đây là lý do khiến Nga chuẩn bị cho mình một lực lượng quân sự cực mạnh ở Kaliningrad trong khi Mỹ cùng NATO tìm cách đối phó với dàn vũ khí đầy uy lực của Nga ở vùng đất nhạy cảm này.

Moscow trong những năm gần đây liên tục tăng cường sức mạnh phòng thủ ở Kaliningrad. Lực lượng bộ binh Nga ở đây dự kiến sẽ được đón nhận các tên lửa đạn đạo Iskander-M trong năm nay, giúp hoàn tất quá trình tái trang bị vũ khí cho các lực lượng tên lửa thuộc lục quân Nga” ở Kaliningrad, điện Kremlin hồi đầu năm nay thông báo.

Sư đoàn tên lửa Kaliningrad sở hữu hơn 50 phương tiện bao gồm các bệ phóng, phương tiện bảo dưỡng và chỉ huy cùng các phương tiện hỗ trợ khác, Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Tên lửa Iskander-M mới có thể mang theo đầu đạn thông thường và hạt nhân.

Trước đó, Nga đã dàn những vũ khì đình đám hàng đầu ở Kaliningrad gồm tên lửa phòng không S-300, S-400 và tên lửa chống hạm Oniks.

Bất chấp hệ thống phòng thủ dày đặc nói trên, các lực lượng Mỹ tỉn rằng họ biết cách phá vỡ hàng rào phòng thủ ở Kaliningrad, Tướng Jeff Harrigan – Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Châu Âu, đã nói như vậy với các phóng viên. “Chúng tôi đã được huấn luyện cho điều đó”, ông Harrigian nhấn mạnh.

Vị Tướng của Mỹ không cho biết thông tin chi tiết về kế hoạch tấn công vào Kaliningrad của NATO. Vị trí đặc biệt của Kaliningrad – nằm giữa Ba Lan và Lithuania đồng thời tách biệt với Nga, khiến nó vừa trở thành một bàn đạp tấn công lợi hại vừa dễ là mục tiêu bị tấn công.

Tuy nhiên, để NATO đối phó với Kaliningrad không hề đơn giản khi mà Nga đã thiết lập một hệ thống phòng thủ dày đặc và thiện chiến trong khu vực.

Nga với Mỹ và NATO đang đối đầu nhau gay gắt về kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu. Moscow tin rằng, hệ thống này nhằm chống lại Nga. Moscow muốn Mỹ đưa ra lời đảm bảo bằng văn bản về việc Mỹ cũng với NATO không dùng các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu để chống lại Nga. Tuy nhiên, Washington từ chối đề nghị nói trên của Moscow. Để đối phó với NATO, việc triển khai dàn vũ khí hàng đầu đến Kalingrad là một trong những bước đi của Nga.

Quan hệ giữa Nga và NATO đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên. Cả hai bên đều có những động thái quân sự khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về viễn cảnh bùng nổ xung đột trong khu vực.

Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO thậm chí đang triển khai các lực lượng hàng nghìn quân đến đóng tại các khu vực sát với biên giới Nga.

Việc NATO tiến sát đến biên giới Nga đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga-NATO. Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới nằm sát Nga. Những bước đi của NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Nga liên tục cáo buộc NATO muốn bành trướng vào khu vực ảnh hưởng hậu Xô-viết của Nga. Moscow bắt đầu thực hiện một loạt bước đi nhằm sẵn sàng đối phó và đáp trả NATO.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại