Cuộc đời của em gái cựu Tổng thống Mỹ: Từ lúc chào đời đã không bình thường, về sau rơi vào cảnh tật nguyền, bị cả gia đình phủ nhận

ANH KHOA |

Dù là em gái của cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy nhưng bà Rosemary lại sống cuộc đời vô cùng bi kịch, thậm chí bị gia đình chối bỏ vì từ khi sinh ra đã không được bình thường như những đứa trẻ khác.

Rosemary Kennedy là em ruột của cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bà mất vào ngày 25/1/2005. 

Trong suốt cuộc đời mình, cha mẹ của bà (Rose và Joe Kennedy) đã tìm mọi cách để xóa hết đi những thông tin về người con gái tật nguyền của họ. 

Sau khi trải qua ca phẫu thuật thùy trán ở não, Rosemary mất khả năng đi lại và chỉ có thể nói được một vài từ. 

Kể từ lúc này, bà dường như đã bị cô lập với thế giới và thậm chí là cả gia đình bà. Vì lý do bảo vệ hình tượng của gia tộc, Rose và Joe Kennedy đã bắt chính người con gái tật nguyền của họ phải gánh chịu mọi sự tàn nhẫn.

Cuộc đời của em gái cựu Tổng thống Mỹ: Từ lúc chào đời đã không bình thường, về sau rơi vào cảnh tật nguyền, bị cả gia đình phủ nhận - Ảnh 1.

Vào năm 1918, Rosemary được sinh ra tại nhà của cha mẹ ở Brooklyn. Trong lúc sinh, bác sĩ sản khoa đã không có mặt kịp thời. 

Vì vậy, cô y tá phụ trách ngày hôm đó đã yêu cầu Rose Kennedy khép chặt chân lại nhằm giữ em bé ở bên trong. 

Rosemary đã bị giữ trong bụng mẹ suốt hai giờ, vụ việc này đã khiến bà bị sinh trễ. Vì thiếu oxy nên Rosemary đã bị tổn thương não lâu dài vì hành động của cô y tá phụ trách.

Mặc dù trong quá trình lớn lên, Rosemary cũng giống như người thân thuộc dòng họ Kennedy khác với đôi mắt sáng và mái tóc sẫm màu. Nhưng đau lòng thay, đầu óc của bà lại không được bình thường.

Cuộc đời của em gái cựu Tổng thống Mỹ: Từ lúc chào đời đã không bình thường, về sau rơi vào cảnh tật nguyền, bị cả gia đình phủ nhận - Ảnh 2.

Rosemary chụp cùng anh trai cũng là cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.

Khi còn nhỏ, Rosemary không thể theo kịp anh chị em mình trong những lúc chơi đùa trong sân bóng hoặc quanh khu phố. Sự thiếu hòa nhập của bà sau này được phát hiện ra chính là do cơn động kinh liên quan đến bệnh tâm thần.

Khác với sự tiến bộ trong thời đại hiện nay, bệnh tâm thần vào những năm 1920 rất bị kỳ thị. 

Lo sợ bệnh tình của con gái, mẹ Rosemary đã buộc bà phải thôi học ở trường và thuê một gia sư riêng để dạy bà ở nhà. Một thời gian sau, Rosemary được đưa tới một trường nội trú.

Vào năm 1928, Joe được bổ nhiệm làm đại sứ tòa án ở St. James ở Anh, vì vậy toàn bộ gia đình phải chuyển sang xứ sở sương mù sinh sống. Mặc dù bị khuyết tật, Rosemary cũng được đi theo gia đình. 

Tại đó, Joe đã có một buổi công bố cùng với các thành viên gia đình trước công chúng nước Anh. Gia đình Kennedy đã thực hiện mọi nỗ lực để giữ kín tình trạng của Rosemary trong buổi công bố.

Cuộc đời của em gái cựu Tổng thống Mỹ: Từ lúc chào đời đã không bình thường, về sau rơi vào cảnh tật nguyền, bị cả gia đình phủ nhận - Ảnh 3.

Rosemary ở ngoài cùng phía bên phải cùng với chị gái Kathleen và mẹ của bà.

May mắn thay trong thời gian ở Anh, Rosemary đã dần trở nên bình thường khi được đưa vào trường Công giáo do các nữ tu điều hành. 

Với thời gian và sự kiên nhẫn, họ đã đào tạo Rosemary thành một giáo viên phụ trợ và cô đã phát triển rất tốt dưới sự hướng dẫn của họ.

Tuy nhiên, vào năm 1940 khi Đức hành quân tiến đánh vào Paris, gia tộc Kennedy buộc phải quay trở lại Mỹ bỏ lại quá trình điều trị cho Rosemary. Khi trở về, Rose tiếp tục đưa con gái bà vào một tu viện Công giáo. 

Mặc dù vậy, mọi thứ đã không tiến triển tốt đẹp như thời gian Rosemary được điều trị ở Anh. Theo lời các nữ tu, Rosemary lẻn ra ngoài vào ban đêm và đến quán bar. Ở đó, bà đã gặp gỡ nhiều người đàn ông lạ và về nhà với họ.

Trong thời gian đó, Joe đang trong quá trình chuẩn bị cho sự nghiệp chính trị của hai cậu con trai lớn. Joe và Rose lo lắng rằng người con gái tâm thần sẽ tạo ra tiếng xấu cho họ cũng như cả gia tộc. 

Chính vậy nên họ đã tìm đủ mọi cách để bưng bít mọi thông tin về Rosemary. Cuối cùng, họ đã gặp được tiến sĩ Walter Freeman, người trở thành chiếc chìa khóa cho Joe và Rose.

Tiến sĩ Freeman cùng với cộng sự của mình, tiến sĩ James Watts, đã có một công trình nghiên cứu thần kinh được cho là chữa khỏi bệnh tật về thể chất và tinh thần. Đó chính là thùy não.

Khi được công bố lần đầu tiên, việc cắt bỏ thùy não được ca ngợi như là một phương pháp chữa bệnh và được nhiều bác sĩ khuyên nên áp dụng rộng rãi. 

Mặc dù vậy, phương pháp này đôi khi hiệu quả nhưng song song với nó là một sự hủy diệt cả về thể xác lẫn tinh thần.

Cuộc đời của em gái cựu Tổng thống Mỹ: Từ lúc chào đời đã không bình thường, về sau rơi vào cảnh tật nguyền, bị cả gia đình phủ nhận - Ảnh 4.

Bất chấp mọi lời cảnh báo, Joe tin rằng phương pháp chữa bệnh này là phương án cuối cùng cho gia đình Kennedy. Joe và Rose đã đồng ý cho Rosemary tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thùy não.

Năm 1941, khi 23 tuổi, Rosemary đã bị tiến hành cắt bỏ thùy não của mình. Họ đã khoan hai lỗ lên hộp sọ của bà, qua đó các thìa kim loại nhỏ sẽ được đưa vào. 

Các thìa kim loại được dùng để cắt đứt liên kết giữa vỏ não trước trán và phần còn lại của não. Trong toàn bộ quá trình, Rosemary hoàn toàn tỉnh táo, trò chuyện với bác sĩ và còn đọc thơ cho các y tá. 

Khi ca phẫu thuật kết thúc, Rosemary không còn nói được bất kì một lời nào. Ngay tại lúc đó, Joe nhận ra đã có điểm gì đó không ổn trong quá trình phẫu thuật.

Sau ngày hôm đó, Rosemary đã không thể đi và gần như không thể nói được. Bà được chuyển đến một trụ sở và trải qua nhiều tháng tập vật lý trị liệu. 

Dường như mọi nỗ lực đã không được đền đáp trong suốt quá trình trị liệu, Rosemary chỉ cử động được mỗi một cánh tay.

Cuộc đời của em gái cựu Tổng thống Mỹ: Từ lúc chào đời đã không bình thường, về sau rơi vào cảnh tật nguyền, bị cả gia đình phủ nhận - Ảnh 5.

Rosemary đã dành suốt 20 năm ở trụ sở đó để điều trị, bà đã không thể nói, đi lại hay gặp gia đình. Cũng vào thời gian đó, Joe đã qua đời do một cơn đột quỵ, Rose đã tìm gặp lại con gái mình để báo tin buồn. 

Trong cơn thịnh nộ và hoảng loạn, Rosemary đã điên cuồng tấn công mẹ mình. 

Nhận ra sự sai trái trong quá trình điều trị Rosemary, những thành viên còn lại của gia đình Kennedy đã bắt đầu đấu tranh giành quyền cho người khuyết tật và tâm thần.

Tổng thống John F. Kennedy đã ký vào Bản sửa đổi kế hoạch bảo vệ sức khỏe mẹ và trẻ em và Bản sửa đổi với người tâm thần đối với Đạo luật An sinh xã hội. 

Eunice Kennedy, em gái của vị cựu tổng thống cũng đã thành lập Thế vận hội đặc biệt vào năm 1962, mục đích nhằm để bảo vệ thành tích và khả năng của người khuyết tật về thể chất và tinh thần.

Cuộc đời của em gái cựu Tổng thống Mỹ: Từ lúc chào đời đã không bình thường, về sau rơi vào cảnh tật nguyền, bị cả gia đình phủ nhận - Ảnh 6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại