Cảnh báo: Trái Đất đứng trước nguy cơ bị thiên thạch khổng lồ tấn công, điều gì sẽ xảy ra?

Trang Ly |

Theo dõi quỹ đạo của thiên thạch khổng lồ này, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nhận định thiên thạch này vẫn có cơ hội lao vào hành tinh của chúng ta.

Theo báo cáo của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), một thiên thạch lồ có kích thước của một sân bóng đá có 1/7.300 cơ hội đâm vào Trái Đất vào sáng ngày 9/9/2019.

Thiên thạch có tên 2006 QV89, có đường kính 50 mét, gấp đôi đường kính của thiên thạch phát nổ, từng làm rung chuyển bầu trời Chelyabinsk ở Nga vào năm 2013. Vụ nổ Chelyabinsk là vụ nổ thiên thạch lớn nhất trong lịch sử 100 năm qua.

Theo các nhà thiên văn học, tiểu hành tinh 2006 QV89 lấp phía sau bóng của Mặt Trời, do đó các nhà thiên văn không nhìn thấy được nó cho đến khi tiểu hành tinh này đi vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Điều gì sẽ xảy ra?

Quan sát quỹ đạo bay của 2006 QV89, các nhà thiên văn nhận định, tiểu hành tinh này có nhiều khả năng đi ngang qua Trái Đất ở khoảng cách 6,7 triệu km vào tháng 9/2019. Tuy nhiên, không thể chủ quan vì theo ESA, tiểu hành tinh này vẫn có cơ hội (dù rất nhỏ) lao vào Trái Đất chúng ta.

Cảnh báo: Trái Đất đứng trước nguy cơ bị thiên thạch khổng lồ tấn công, điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 2.

Hình minh họa: Inverse

Để hiểu tác động hủy diệt của tiểu hành tinh 2006 QV89 (có đường kính gấp đôi thiên thạch Chelyabinsk), hãy xem tác động khủng khiếp của thiên thạch Chelyabinsk xảy ra cách đây 6 năm tại Nga:

Theo giới nghiên cứu, thiên thạch Chelyabinsk có khối lượng 10.000 tấn, lao vào khí quyển Trái Đất với vận tốc khủng khiếp 54.000 km/giờ (gấp 44 lần vận tốc âm thanh) và phát nổ ở độ cao cách mặt đất 20km.

Vụ nổ phát ra nguồn năng lượng tương đượng 500.000 tấn thuốc nổ TNT, mạnh gấp 30 lần quả bom rơi xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản, năm 1945).

Hậu quả, sóng xung kích làm 1.500 người bị thương, làm hư hại gần 3000 ngôi nhà. Ước tính thiệt hại về kinh tế lên đến 30 triệu USD. NASA nhận định, ánh sáng phát ra từ quả cầu lửa Chelyabinsk còn mạnh hơn cả ánh sáng Mặt Trời (đã đến Trái Đất), gây cháy da và mù mắt cho những ai đứng gần.

Nếu tiểu hành tinh 2006 QV89 đường kính 50 mét, gấp đôi thiên thạch Chelyabinsk lao vào Trái Đất, không quá khó để hình dung tác động hủy diệt của nó đối với Trái Đất.

Cảnh báo: Trái Đất đứng trước nguy cơ bị thiên thạch khổng lồ tấn công, điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 3.

Thiên thạch, tiểu hành tinh... lao vào Trái Đất là thảm họa đáng sợ từ không gian đối với con người. Hình minh họa.

Người đứng đầu NASA - Jim Bridenstine, cho biết việc phát hiện, theo dõi và nghiên cứu các tiểu hành tinh và các vật thể gần Trái Đất (NEOs) cần được quốc tế thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết, đặc biệt là sau sự kiện Chelyabinsk.

Tháng 6/2018, NASA đưa ra một kế hoạch chi tiết dài 20 trang, mô tả các bước nước Mỹ cần thực hiện để chuẩn bị đối phó với thảm họa đến từ NEOs trong vòng 30 triệu dặm của Trái Đất.

Lindley Johnson, chuyên viên phòng Phòng thủ hành tinh của NASA, nói rằng Mỹ có khả năng phòng thủ trước tác động của các NEO, tuy nhiên, sự hợp tác quốc tế trong việc giảm thiểu tác động hủy diệt của tiểu hành tinh, thiên thạch và vật thể vũ trụ là điều rất cần thiết. Theo một báo cáo năm 2018 được đưa ra bởi Planacco.org, có hơn 18.000 NEOs gần Trái Đất.

Cảnh báo: Trái Đất đứng trước nguy cơ bị thiên thạch khổng lồ tấn công, điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 4.

Theo một báo cáo năm 2018 được đưa ra bởi Planacco.org, có hơn 18.000 NEOs gần Trái Đất.

Hollywood từng thực hiện các bộ phim liên quan đến thảm họa thiên thạch, trong đó có bộ phim "Deep Impact" (1998), kể về một sao chổi có chiều dài nửa dặm đâm sầm vào vùng biển Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Cape Hatteras.

Ngay lập tức, vụ va chạm tạo ra một cơn sóng thần cao 30m di chuyển cao ở tốc độ 1.100 dặm/giờ (nhanh hơn tốc độ âm thanh). Kế tiếp, khi đến vùng nước nông, nó chậm lại nhưng tăng chiều cao sóng thần lên tới 1000m. Cơn sóng khổng lồ nhấn chìm thành phố và khiến rất nhiều người bỏ mạng trong hoản loạn.

Cho đến nay, giới khoa học nhận định: Thiên thạch khổng lồ lao vào Trái Đất, biến đổi khí hậu và chiến tranh hạt nhân là 3 mối nguy trên quy mô toàn cầu, đe dọa sự tồn vong của nhân loại.

Bài viết sử dụng nguồn: Inverse

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại