CNN, The Guardian, Forbes và nhiều báo nước ngoài lớn khác đồng loạt đưa tin về sự kiện vũ trụ xảy ra ngày 18/12/2018 mà NASA vừa công bố.
Theo đó, một thiên thạch khổng lồ đã phát nổ ở vị trí cách Trái Đất chỉ 25,7km, giải phóng nguồn năng lượng khủng khiếp, gấp 10 lần năng lượng của quả bom nguyên tử "Little Boy" mà Mỹ ném xuống Nhật Bản cách đây 74 năm (ngày 6/8/1945).
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) nhận được thông tin về vụ nổ từ Không quân Mỹ sau khi các vệ tinh quân sự phát hiện nguồn sáng chói bất thường trên khu vực Bắc Thái Bình Dương.
Dữ liệu của NASA cho thấy, thiên thạch này lao vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lên đến 115.872 km/giờ rồi phát nổ ở độ cao 25,7km. Ảnh: Smithsonian Magazine
NASA gọi hiện tượng này là "Quả cầu lửa", một thuật ngữ để chỉ các thiên thạch phát nổ ngoài không gian, đủ sáng, đủ lớn để có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở một khu vực rộng lớn, quang đãng.
Phân tích của NASA cho thấy, thiên thạch này lao vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lên đến 115.872 km/giờ rồi phát nổ ở độ cao 25,7km.
Quả cầu lửa này đã giải phóng nguồn năng lượng bằng khoảng 40% năng lượng của vụ nổ thiên thạch từng là rung chuyển thành phố Chelyabinsk (Nga) năm 2013, theo thông tin của Kelly Fast, quản lý chương trình Quan sát vật thể gần Trái Đất của NASA.
Với nguồn năng lượng tỏa ra lên tới 173.000 tấn TNT (số liệu của Forbes), quả cầu lửa khủng khiếp nặng 1.400 tấn này là vật thể không gian phát nổ tại bầu khí quyển Trái Đất mạnh thứ hai trong lịch sử 30 năm trở lại đây, sau thiên thạch đường kính 20m trong vụ nổ Chelyabinsk (đọc chi tiết tại đây).
Các chuyên gia giải thích, nhà khoa học chưa từng bỏ qua bất cứ sự kiện nào liên quan đến bầu khí quyển Trái Đất. Sở dĩ, người thường không chú ý đến nó là vì địa điểm bên dưới vụ nổ xảy ra ở biển Bering, một khu vực cực kỳ xa xôi ở phía bắc của Thái Bình Dương.
Hình ảnh ánh sáng vụ nổ chụp từ vệ tinh Himawari của Nhật (Click vào ảnh để xem full hình). Nguồn: BBC
Lindley Johnson, chuyên gia hành tinh học của NASA, nói trên BBC rằng, sự kiện thiên thạch phát nổ mạnh mẽ như vậy xảy ra rất hiếm, chỉ khoảng vài lần trong mỗi 100 năm.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng 30 năm, Trái Đất đã hứng chịu 2 vụ nổ thiên thạch khổng lồ. Điều này khiến NASA có đủ lý do để lo lắng về tình trạng đáng báo động này. Bởi, các vật thể ngoài không gian liên tiếp có hướng lao về hành tinh chúng ta trong các năm qua.
Trả lời CNN, NASA cho biết, các chuyên gia của NASA không bỏ sót bất cứ sự kiện nào có tác động ít nhiều đến Trái Đất. Đặc biệt là các thiên thạch, tiểu hành tinh "đi lạc" về phía hành tinh chúng ta rồi phát nổ ở vùng khí quyển.
Theo NASA: "Từ đầu năm 2019 đến nay, đã có 5 quả cầu lửa xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta không phải lo lắng vì chúng hầu hết rất nhỏ."
NASA cảnh báo, sự kiện nổ thiên thạch ở biển Bering là một lời nhắc nhở thế giới rằng mặc dù đã nỗ lực xác định và theo dõi các vật thể không gian tiềm ẩn mối đe dọa cho Trái Đất, nhưng các thiên thạch có kích thước lớn vẫn có thể lao đến Trái Đất mà không có cảnh báo nào được đưa ra.
Kịch bản "khủng long tuyệt chủng" có lặp lại ở Trái Đất hiện đại? Ảnh minh họa
NASA đang nỗ lực xác định 90% các tiểu hành tinh gần Trái Đất, có đường kính lớn hơn 140 mét vào năm 2020, tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ khó và có thể mất thêm 30 năm để hoàn thành.
Thiên thạch đường kính 20m phát nổ phía trên thành phố Chelyabinsk đã thắp sáng bầu trời thành phố này vào ngày 15 tháng 2 năm 2013. Ở cường độ mạnh nhất, quả cầu lửa cháy sáng hơn 30 lần so với Mặt Trời.
Ánh sáng chói mạnh nhanh chóng nhường chỗ cho sóng xung kích khiến nhiều người bị thương và phá vỡ các cửa sổ trong hàng ngàn căn hộ. Không ai thiệt mạng nhưng hơn 1.200 người bị thương, nhiều người do kính bay, vỡ tác động. Một số người xem hiện tượng này bằng mắt thường đã bị bỏng võng mạc nặng.
Trước đó, vào năm 1908, vụ nổ thiên thạch mạnh nhất trong lịch sử Trái Đất hiện đại đã làm rung chuyển mặt đất ở Nga.
Thiên thạch phát nổ trên Tunguska, một khu vực dân cư thưa thớt ở Siberia, đã san phẳng khoảng 80 triệu cây trên diện tích 1.994 km2.
Nhưng vụ quả cầu lửa xảy ra trên Trái Đất.
Bài viết sử dụng nguồn: Forbes, CNN, The Guardian