NATO thông qua chiến lược quân sự mới vì "mối đe dọa hạt nhân" từ Nga

Trí Đức |

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức “Welt am Sonntag”, Tổng thư ký Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO Jens Stoltenberg cho biết, NATO sẽ áp dụng chiến lược quân sự mới do 'mối đe dọa hạt nhân' từ Nga, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.

"Tuần này, các chuyên gia quân sự của chúng tôi quyết định giới thiệu một chiến lược quân sự mới cho Liên minh", Tổng thư ký NATO nói.

Theo ông Jens Stoltenberg, lý do cho bước quyết định này là "mối đe dọa hạt nhân" được cho là gây nguy hiểm với các nước phương Tây từ Nga. Ngoài ra, liên minh đang đối mặt với những thách thức mới ở phía Đông và Nam.

“Ý tưởng này là để tiếp tục chuẩn bị đầy đủ cho quốc phòng và để đảm bảo sự ổn định. Điều này đòi hỏi có các khái niệm quân sự mới”, ông nói thêm.

Trước đó, đại diện của liên minh NATO đã nhiều lần cáo buộc Moscow phát triển kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân. Do đó, vào tháng Ba, Tướng Curtis Scaparotti, Tổng tư lệnh các lực lượng thống nhất NATO ở châu Âu, nói rằng một cuộc tấn công tên lửa phủ đầu sẽ cho phép Moscow đạt được "chiến thắng nhanh chóng trước các nước láng giềng yếu hơn". Tuy nhiên, ông không đưa ra bất kỳ lý lẽ nào để biện hộ cho lời nói của mình.

Đồng thời, các thành viên NATO không từ bỏ ý tưởng về một cuộc tấn công phủ đầu. Như tuyên bố trong các phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ của người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, Tướng Joseph Dunford, một chính sách như vậy khiến kẻ thù khó đưa ra quyết định tấn công Hoa Kỳ.

NATO thông qua chiến lược quân sự mới vì mối đe dọa hạt nhân từ Nga - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Putin.

Chính quyền Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ coi vũ khí hạt nhân chỉ là phương tiện bảo vệ. Tổng thống Vladimir Putin đã giải thích, học thuyết hạt nhân của Nga không quy định về một cuộc tấn công phủ đầu: về lý thuyết, Moscow chỉ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả.

Theo ông Putin, quyết định như vậy có thể được đưa ra nếu các hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa không chỉ xác định việc phóng tên lửa mà còn xác định dự báo chính xác về quỹ đạo bay và thời điểm đầu đạn rơi vào lãnh thổ Nga, nhưng kẻ xâm lược nên biết rằng việc đáp trả là không thể tránh khỏi.

NATO thông qua chiến lược quân sự mới vì mối đe dọa hạt nhân từ Nga - Ảnh 3.

Bán đảo Crimea sáp nhập Nga năm 2014

Trong một diễn biến liên quan, ông Stuart Peach, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhấn mạnh, liên minh quân sự này không công nhận Bán đảo Crimea là một phần lãnh thổ của Nga, và kêu gọi Moscow rút quân đội khỏi bán đảo này.

Ông Peach nói: “Liên minh quân sự (NATO) không và sẽ không đồng ý với việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea bất hợp pháp". Ngoài ra, ông Peach kêu gọi Nga thả các thủy thủ Ukraine đang bị giam giữ sau sự cố ở Eo biển Kerch hổi tháng 11/2018.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại