Xã hội Việt Nam biến đổi sau khi Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa

B.T sưu tầm, SGK Sử 8 |

Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận câu kết với đế quốc đế áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi.

Các vùng nông thôn

Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận câu kết với đế quốc đế áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.

Cuộc sổng của người nông dân cơ cực trăm bề.

Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của chức dịch trong các làng. Nông dân bị phá sản, một số người ở lại nông thôn làm tá điền cho địa chủ, một số bỏ đi làm phu cho các đổn điền Pháp, số khác ra thành thị kiếm ăn bằng những nghề phụ như cắt tóc, kéo xe hoặc làm bồi bếp, con sen, ở vú; một số rất nhiều làm công ở các nhà máy. hầm mỏ của tư bàn Pháp và Việt Nam.

Ở lại nông thôn hay ra thành thị, cuộc sống của người nông dân đều lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát. Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất kì cá nhân, tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề xướng để có thể giúp họ giành được tự do và no ấm.

Xã hội Việt Nam biến đổi sau khi Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa - Ảnh 1.

Công nhân Việt Nam trong hầm mỏ thời Pháp thuộc

Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều. Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn còn có Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hoà, Mĩ Tho...

Xã hội Việt Nam biến đổi sau khi Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa - Ảnh 2.

Nhà hát lớn Hà Nội, hoàn thành năm 1911

Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển, dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân, lúc đó có khoảng 10 vạn ngưòi.

Phần lớn họ xuất thân từ nông dân. không có ruộng đất nên phài tìm đến các hầm mỏ. nhà máy, đồn điền... xin làm công ăn lương. Công nhân và gia đình họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, giảm giờ làm...).

Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc

Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc thì vào những năm đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc. Hơn nữa, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

"Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả".

(Nguyễn Hàm)

Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ.

Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 8, tr. 140-141-142.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại