Tình báo quân sự Nga đã trở lại và lợi hại hơn xưa: Phương Tây bắt đầu biết sợ?

Bảo Lam |

Tình báo quân sự Nga (tiền thân là Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu) hiện nay đang nằm trong tâm điểm sự chú ý của các phương tiện truyền thông thế giới.

Từ viết tắt "GRU" đã trở thành một thương hiệu riêng. Tần suất GRU được nhắc tới trong các sự kiện chính trị nào đó ở phương Tây có thể sánh ngang với KGB trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Mối quan tâm tới hoạt động của tình báo quân sự Nga chỉ mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Chỉ cách đây không lâu GRU hoàn toàn chưa thu hút được giới truyền thông trong nước, chứ nói gì đến phương Tây.

Nếu báo chí phương Tây viết về các cơ quan an ninh Nga, thì trong phần lớn những bài viết đó đề cập tới FSB như cơ quan kế thừa KGB.

Tình hình bắt đầu thay đổi vào cuối những năm 2000 bởi một vài lý do:

Thứ nhất, Nga vừa tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của mình, vừa triển khai các hoạt động tác chiến ở nước ngoài, cụ thể như cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống lại Gruzia năm 2008 hay đưa quân vào Syria.

Thứ hai, các đơn vị đặc nhiệm của GRU được cho là đã tham gia một cách tích cực vào trong quá trình Crimea sáp nhập vào Nga vào năm 2014, khiến cho báo chí phương Tây quan tâm đặc biệt tới lực lượng đặc nhiệm này.

Ngay sau đó, GRU bị phương Tây buộc tội dính líu vào tất cả những vụ việc – hiện diện tại Donbass, thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào các dữ liệu của Mỹ và Châu Âu, triển khai vào những chiến dịch bí mật ở Trung Đông.

Từ giờ tình báo quân sự Nga được biết đến trên khắp thế giới – từ Mỹ cho tới Đông Á. Và người ta bắt đầu sợ tình báo quân sự Nga. Họ bị buộc tội tham gia vào các kiểu chiến dịch mà thậm chí có lúc không hề liên quan tới hoạt động chuyên ngành của GRU – tình báo quân sự.

Khi báo chí phương Tây buộc tội GRU thực hiện các hoạt động phá hoại chính trị hoặc những cuộc tấn công mạng nhằm vào các ngân hàng, người ta lại quên rằng GRU là một đơn vị quân đội và được thành lập để giải quyết các nhiệm vụ quân sự quy mô hạn chế.

Có nên nghi ngờ GRU theo dõi các thường dân, can thiệp vào các chiến dịch bầu cử hay không? Có lẽ, nếu chính phủ Nga thật sự đặt ra những nhiệm vụ như thế, thì họ đã lựa chọn các đơn vị phù hợp hơn để thực hiện.

Hình ảnh của một trong những lực lượng an ninh mạnh nhất thế giới đang được Bộ Tổng tham mưu Nga xây dựng, sẽ thu hút cả các điệp viên, người đưa tin, những người mong muốn hợp tác, cả những đầu mối liên lạc chính thức với các cơ quan tình báo và phản gián của các quốc gia khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại