Vì sao TQ phá lệ, điều siêu xe Hồng Kỳ của ông Tập Cận Bình tới Nam Thái Bình Dương?

Thủy Thu |

Đây là điều hiếm khi xảy ra đối với siêu xe Hồng Kỳ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cuộc hội đàm với Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill và tham dự lễ khánh thành một học viện do Trung Quốc viện trợ vào ngày 16/11.

Chuyến công du của ông Tập là chuyến thăm cấp nhà nước Papua New Guinea đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc.

Trước đó, theo Reuters, hai chuyên xe Hồng Kỳ của ông Tập đã được đưa tới nước bản địa bằng đường hàng không.

Theo giới quan sát, siêu xe của ông Tập xuất hiện ở quốc gia mà ông tới thăm là điều hiếm khi xảy ra. Duy nhất trước đó, trong chuyến thăm New Zealand năm 2014, siêu xe Hồng Kỳ L5 của ông Tập được vận chuyển tới sân bay Auckland, New Zealand.

Theo thông lệ quốc tế, khi nguyên thủ nước khác đến thăm, nước chủ nhà sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đón tiếp. Điều này phản ánh mức độ tin cậy và tôn trọng cao của nguyên thủ đó đối với nước bản địa. Tuy nhiên, lần này, Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn siêu xe Hồng Kỳ nhằm phục vụ chuyến thăm Papua New Guinea của ông Tập.

Hiện nay, trên thế giới chỉ có Tổng thống Mỹ và Nga mới thường đem theo chuyên xe tới các nước công du.

Về vấn đề này, Cựu Vụ trưởng Vụ lễ tân Bộ ngoại giao Trung Quốc Lỗ Bồi Tân từng chia sẻ, trong điều kiện an ninh đảm bảo, Bắc Kinh luôn mong muốn được nước bản địa cung cấp chuyên xe chống đạn.

Tuy nhiên, nếu nước bản địa không thể cung cấp được chuyên xe như vậy, Trung Quốc sẽ chỉ yêu cầu tăng cường các biện pháp an ninh, công tác kiểm tra an ninh và sắp xếp các xe cơ động chuyên dụng mà không đòi hỏi thêm yêu cầu đặc biệt nào.

Được biết, Papua New Guinea đã đầu tư 40 xe Maserati và 3 chiếc Bentley - đây đều là chuyên xe phục vụ APEC.

Theo lý giải, do ngoài tham dự tuần lễ APEC, ông Tập còn tiến hành thăm chính thức Papua New Guinea, lịch trình bao gồm các hoạt động song phương nên có thể vì để thuận tiện mà Bắc Kinh sử dụng siêu xe Hồng Kỳ cho ông Tập.

Hiện nay, nhằm đảm bảo cho an ninh APEC 2018, ngoài lực lượng an ninh nước chủ nhà, thì ba nền kinh tế thành viên gồm Mỹ, Australia và New Zealand đã cử tổng cộng 4.000 đặc nhiệm tới Papua New Guinea chấp hành nhiệm vụ đảm bảo an ninh hội nghị.

Từ ngày 2/11, một tàu đổ bổ lưỡng cư Adelaide chở ít nhất 5 trực thăng thường xuyên tuần tra vùng biển gần địa điểm tổ chức APEC. Australia còn cử 1.500 binh lính, một số máy bay trinh sát và chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet tiến hành bảo vệ toàn diện mặt biển - mặt đất và trên không. Lực lượng hải quân Mỹ cũng tuần tra ở vùng biển gần đó.

Khác với sự hiện diện quân sự của Mỹ và Australia, dấu ấn của Trung Quốc ở Papua New Guinea xuất hiện ở lĩnh vực kinh tế.

Phần lớn viện trợ từ Trung Quốc được sử dụng vào các dự án "hấp dẫn", bao gồm việc nâng cấp tu sửa trung tâm hội nghị quốc tế Papua New Guinea trị giá 50 triệu USD, xây dựng tuyến đường chính 6 làn xe ở thủ đô Port Moresby v.v...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại