Cắm trại gần đỉnh Everest, các nhà khoa học bị giật mình vì "âm thanh lạ" lúc nửa đêm

Cẩm Mai |

Trong khi nhóm các nhà khoa học cắm trại trên hệ thống sông băng gần núi Everest thì họ nghe thấy tiếng động lạ vang lên gần lều vào ban đêm.

Âm thanh như đang báo động về băng bị nứt vỡ bên dưới. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguồn gốc âm thanh.

Vào ban đêm ở dãy núi Himalaya, nhiệt độ giảm mạnh đến hàng chục độ C. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nhiệt độ giảm mạnh vào ban đêm, sẽ phát ra tiếng động kỳ lạ và kêu dữ dội. Nó tập trung ở những khu vực gió đã thổi sạch tuyết khỏi bề mặt băng, làm lộ ra sông băng.

Băng ở địa phương rất nhạy cảm với nhiệt độ thay đổi. Trong ngày, băng tĩnh tại và vững chãi. Nhưng sau khi mặt trời lặn, thay đổi về nhiệt độ có thể khiến băng lộ ra bị co lại, làm tiếng nứt gãy vang xa.

Cắm trại gần đỉnh Everest, các nhà khoa học bị giật mình vì âm thanh lạ lúc nửa đêm - Ảnh 1.

Sông băng nứt vỡ gần núi Everest.

Các vết nứt không lộ ra trên bề mặt, nhưng tiếng ồn mà chúng tạo ra đủ lớn làm cho nhóm nghiên cứu giật mình vào ban đêm.

Để nghiên cứu chính xác và khoa học về âm thanh lạ, họ đã đặt các cảm biến địa chấn trên băng với công nghệ nghiên cứu động đất.

Các cảm biến sẽ tạo ra các bản ghi âm rung động dài trong băng. Các nhà nghiên cứu thu thập và so sánh với dữ liệu nhiệt độ và gió. Nhờ đó, họ thấy mối liên hệ vững chắc giữa sự thay đổi nhiệt độ và âm thanh lạ.

Nghiên cứu này là quan trọng, vì nhiều chấn động địa chất sông băng xảy ra ở rìa các sông băng, đang đổ vỡ, tan chảy và đổ nước vào đại dương trên khắp thế giới.

Hiểu được những gì xảy ra bên trong sông băng khi nhiệt độ thay đổi sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sông băng.

Nguồn bài và ảnh: Live Science

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại