Mưu đồ của các “ông lớn” trong cuộc chơi Syria: "Đồng sàng dị mộng"

Danh Tuyên |

Cần trả lời hai câu hỏi quan trọng dưới đây để hiểu được tương lai của Syria. Đầu tiên, đó là những quốc gia nào muốn Tổng thống đương nhiệm Bashar al-Assad duy trì quyền lực? Thứ hai, là quốc gia nào sẵn sàng duy trì tính toàn vẹn lãnh thổ của Syria?

Quan điểm của một số nước đã khá rõ ràng về hai điểm này, trong khi một số khác hoặc là thay đổi quan điểm liên tục hoặc cho tới nay vẫn chưa xác định rõ.

Ví dụ, giới quan sát đều biết rằng Iran muốn chính quyền Assad tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo Syria và điều này đã khá rõ ràng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.

Đối với Nga, mặc dù Moscow muốn đảng Ba’ath tiếp tục được phát triển song họ không nhất thiết duy trì quan điểm muốn ông Assad phải nắm quyền.

Tất nhiên, Nga đang hỗ trợ ông Assad song mối quan tâm của Kremlin không phải vận mệnh chính trị của cá nhân ông Assad mà là tương lai của chính quyền Syria.

Moscow cần một Syria đóng vai trò là "vùng đệm" giữa Israel và Iran, quốc gia không cắt đứt quan hệ với châu Âu nhưng theo đuổi chính sách bài Mỹ, và đặc biệt là Syria có thể là nơi để Nga đặt căn cứ quân sự. Do đó, trên thực tế, họ không thực sự quan tâm ai là Tổng thống của Syria.

Nga không muốn Syria nằm dưới sự dẫn dắt của các nhóm Sunni, vì Moscow tin rằng họ đang nằm dưới sự kiểm soát của Saudi Arabia, có nghĩa là họ sẽ phục vụ gián tiếp cho lợi ích của Israel và Mỹ.

Đó là lý do vì sao Nga hỗ trợ các nhóm Shiite ở Syria, và cần phải thống nhất rằng quan điểm của Nga đã không hề thay đổi kể từ khi cuộc nội chiến ở Syria bắt đầu. Ông Putin đã nêu rõ lập trường đó trong nhiều dịp khác nhau, cũng như tại hội nghị thượng đỉnh gần đây ở Thủ đô Tehran của Iran.

Là một quốc gia đóng vai trò chủ chốt khác liên quan tới tình hình Syria, nhưng quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ về số phận ông Assad tới nay cũng chưa rõ ràng. Tờ Daily Sabah cho hay, Ankara chống lại cả ông Assad và chính quyền của ông.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể chấp nhận ông Assad cho tới khi một bản hiến pháp mới được viết và một cuộc bầu cử dân chủ được tổ chức. Về mặt này, người ta có thể nói rằng quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ khá rõ ràng.

Mưu đồ của các “ông lớn” trong cuộc chơi Syria: Đồng sàng dị mộng - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và người đồng cấp Assad.

Những gì Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý, là sự cần thiết phải đảm báo tính toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Nói cách khác, ba quốc gia này không muốn Syria biến thành một Iraq hay Libya khác.

Theo Daily Sabah, chính quyền trung ương ở Iraq và Libya hầu như không kiểm soát toàn bộ đất nước, mặc dù trên giấy tờ, sự toàn vẹn lãnh thổ của họ được ghi nhận, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng đó thực sự là những quốc gia đang bị chia cắt.

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran không muốn kịch bản này lặp lại với Syria, và họ coi mọi tổ chức vũ trang có tư tưởng, xu hướng ly khai là khủng bố. Có rất nhiều tổ chức vũ trang được họ gọi là khủng bố ở Syria, dù họ có liên kết với nhóm Al-Nusra Front hay khủng bố PKK hay không.

Hơn nữa, ba quốc gia này tin rằng Mỹ đang hỗ trợ cho các nhóm khủng bố, dù là trực tiếp hay gián tiếp, và họ coi rằng việc hỗ trợ này đang là mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia của họ.

Bức tranh trở nên mờ nhạt hơn khi nói tới quan điểm của các cường quốc châu Âu. Ví dụ, chúng ta không biết rằng Pháp và Đức thực sự muốn gì ở ông Assad, ở chế độ đảng Ba’ath và tương lai của Syria.

Thực tế là họ thường nói rằng ông Assad "là tội phạm chống nhân loại", vì thế nên ông ấy phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến. Tuy nhiên, theo tờ Daily Sabah, trên thực tế họ có vẻ vui mừng khi thấy quân đội của chính quyền Assad giành chiến thắng trước các nhóm cực đoan Sunni và cô lập các lực lượng người Kurd.

Bên cạnh đó, họ vẫn muốn đóng vai trò trong việc tái thiết Syria, đặc biệt là khi thị trường Iran có vẻ như không thể tiếp cận được nữa do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tuy nhiên, Nga dường như đã quyết định thúc đẩy các quốc gia châu Âu phải đưa ra quyết định rõ ràng hơn.

Mặt khác, Moscow đã quyết định tấn công Idlib, đồng thời thúc đẩy ông Assad phải chiến đấu chống lại người Kurd, đẩy họ ra khỏi "cuộc chơi".

Đối với Mỹ, không ai biết chắc họ muốn gì. Vì một lý do đơn giản là Washington đã trở thành một quốc gia khó lường.

Không ai hi vọng Washington đột ngột chuyển hướng hỗ trợ chính quyền Assad song không ai biết Washington đang chuẩn bị gì để chống lại Assad. Đặc biệt là khi Nga đang dõi theo rất sát.

Trong khi Mỹ đang lãng phí năng lượng với Tổng thống Donald Trump thì ông Putin đang chiếm được "lãnh thổ" mà theo tờ Daily Sabah, Damascus đã trở thành phần mở rộng của Kremlin.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại