Cùng phe với thái giám khét tiếng, chỉ huy Cẩm Y Vệ bị bá quan đánh đến chết trước mặt vua

Trần Quỳnh |

Ngoài chỉ huy Cẩm Y Vệ, hai đối tượng nữa cũng bị văn võ bá quan xử tử trong cơn thịnh nộ.

Diễn biến trước khi xảy ra ẩu đả

Vụ ẩu đả nghiêm trọng nhất chốn quan trường của Minh triều xảy ra vào ngày 23 tháng 8 năm Chinh Thống thứ 14 (tức năm 1449).

Trước đó, Minh triều xảy ra một sự kiện quan trọng: Hoàng đế Minh Anh Tông bị thái giám Vương Chấn giật dây, dẫn quân thân chinh đi đánh Ngõa Lạt tại Thổ Mộc Bảo.

Không may thay, nhà vua bị quân địch bao vây, đại quan 200 ngàn binh lính bị đánh tan, văn võ đại thần đi theo tùy giá hầu như chết giận hoặc bị giết. Bản thân Minh Anh Tông cũng trở thành tù binh trong tay Ngõa Lạt.

Đây chính là sự biến Thổ Mộc Bảo, một vết đen nổi tiếng mà Minh triều không bao giờ muốn nhắc tới.

Sau khi Anh Tông bị bắt, triều đình chẳng khác nào rắn mất đầu. May mắn là trước khi xuất trận, Hoàng đế đã bố trí cho em trai Chu Kỳ Ngọc (Cảnh Thái Đế sau này) làm giám quốc.

Vụ ẩu đả dẫn đến chết người diễn ra ngay trên chính điện, phát sinh vào khoảng thời gian Minh Anh Tông bị bắt, Chu Kỳ Ngọc thay vua anh tạm thời cai quản đất nước.

Kết cục của vụ thanh trừng gian thần tại trận: Tước đoạt 3 mạng người

Cùng phe với thái giám khét tiếng, chỉ huy Cẩm Y Vệ bị bá quan đánh đến chết trước mặt vua - Ảnh 1.

Vụ việc này xảy ra trong một buổi thượng triều của Giám quốc Chu Kỳ Ngọc. (Tranh minh họa).

Ngọn lửa châm ngòi cho vụ ẩu đả tập thể này bắt nguồn từ buổi thăng triều ngày 23 tháng 8 năm ấy.

Khi đó, Đô Sát viện Hữu đô Ngự sử Trần Dật đã đề nghị giám quốc Chu Kỳ Ngọc xử trí kẻ đầu sỏ dẫn tới sự việc Anh Tông bị bắt. Đó không ai khác là Đại thái giám Vương Chấn.

Nhưng trên thực tế, vào thời điểm Trần Dật đưa ra lời đề nghị này, Vương Chấn đã vong mạng trong sự biến Thổ Mộc Bảo từ trước đó.

Bấy giờ, Chu Kỳ Ngọc vừa thay mặt Hoàng đế cai quản quốc sự chưa lâu, vẫn chưa đưa ra quyết định cho việc này. Nhưng bởi bách tính oán than, trăm quan lại càng thêm phẫn nộ, đại điện chẳng mấy chốc đã truyền ra tiếng cãi vã ầm ĩ.

Nếu chỉ là cãi vã, ắt sớm muộn cũng có thể hòa giải mà không xảy ra chuyện gì to tát. Nhưng đúng lúc ấy, một kẻ không thức thời đã đứng dậy quát lớn, yêu cầu trăm quan "im miệng".

Không ngờ rằng, chỉ một câu nói ấy đã trở thành mồi lửa châm ngòi cho sự phẫn nộ của bá quan văn võ và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ ẩu đả nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhà Minh.

Cùng phe với thái giám khét tiếng, chỉ huy Cẩm Y Vệ bị bá quan đánh đến chết trước mặt vua - Ảnh 2.

Một câu nói quá khích đã trở thành mồi lửa châm ngòi vụ việc. (Ảnh minh họa).

Kẻ không thức thời ấy là Mã Thuận – người đang đảm nhiệm chức chỉ huy đội Cẩm Y Vệ lúc bấy giờ. Họ Mã này vốn là đồng đảng của Vương Chấn, từng làm ra không ít chuyện xấu để thâu tóm triều chính vào tay phe phái của mình.

Trước kia, Mã Thuận có Vương Chấn làm chỗ dựa, vì thế dù cho nhiều người bất bình cũng không ai dám lên tiếng chỉ trích. Giờ đây Vương Chấn tội lớn ngập trời, mà tay sai lại còn dám lớn tiếng nạt nộ, nên sự phẫn nộ của triều thần đã chuyển hết sang người Mã Thuận.

Đang lúc họ Mã còn đang dương dương tự đắc lớn tiếng khiển trách bá quan, một ngôn quan không nhịn được mà bất ngờ xông về phía y, nắm đầu mà đánh, sau đó còn cắn Mã Thuận.

Họ Mã vốn là chỉ huy Cẩm Y Vệ, không thể nào không đánh lại một viên quan "trói gà không chặt". Nhưng điều khiến Mã Thuận không ngờ tới là người này lại dám động thủ ngay trên triều đình, thậm chí là còn cả gan đánh người trước mặt Hoàng đế giám quốc.

Dường như chỉ chờ có người mở đường, bá quan văn võ lập tức hăm hở gia nhập chiến đấu. Trong nháy mặt, triều đình trở thành đấu trường đánh lộn.

Mã Thuận giờ đây đã là đối tượng để trăm quan trút giận, chẳng mấy chốc đã bị đánh chết dưới sự phẫn nộ của triều thần.

Thế nhưng sự việc vẫn chưa dừng lại ở đó. Việc "giết sống" Mã Thuận càng khiến nỗi căm thù Vương Chấn của mọi người dâng lên nhiều hơn bao giờ hết.

Cùng phe với thái giám khét tiếng, chỉ huy Cẩm Y Vệ bị bá quan đánh đến chết trước mặt vua - Ảnh 3.

Trước sức ép của bá quan văn võ, giám quốc Chu Kỳ Ngọc đã buộc phải đưa ra quyết định giải quyết vụ việc ngay lập tức. (Ảnh minh họa).

Họ liên tục ra sức ép, bắt giám quốc Chu Kỳ Ngọc giao nộp đồng đảng của thái giám họ Vương để xử tội.

Kỳ thực Chu Kỳ Ngọc cũng rất khó xử, bởi ông vốn không phải phe cánh của Vương Chấn, lại vừa cai quản triều đình chưa lâu đã để xảy ra sự việc này.

Vào thời khắc khó xử ấy, thái giám bên cạnh giám quốc cũng rất cơ trí, nhanh chóng cho người tìm hai tay sai khác của Vương Chấn là Mao Quý và Vương Trường. Hai kẻ này bị áp giải tới nơi, còn chưa rõ việc gì xảy ra đã bị trăm quan xông lên đánh chết tại trận.

Sau khi "giết sống" 3 tay sai cốt cán của Vương Chấn, bá quan như trút được cơn giận trong lòng. Lúc này Chu Kỳ Ngọc càng thức thời, lập tức tuyên bố tội trạng của những kẻ vừa bị đánh chết, sau đó tuyên bố nghiêm trị Vương Chấn, không hề xử tội trăm quan.

Mặc dù chỉ diễn ra trong một buổi thượng triều ngắn ngủi, nhưng vụ việc này đã trở thành vụ ẩu đả nghiêm trọng và nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Minh.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại