Debka: Giữa lúc Syria hứng tên lửa, Nga hỗ trợ Hezbollah âm thầm đột kích chiếm mỏ dầu từ tay Mỹ

Tất Đạt |

Trong khi truyền thông cho rằng Moskva "án binh bất động" trước đòn tấn công do Mỹ dẫn đầu, Nga có thể đã âm thầm triển khai hàng loạt đòn trả đũa.

Theo các nguồn tin, vài ngày qua, Moskva đã tăng cường mối liên kết với Tehran và củng cố hoạt động cùng quân đội Syria trong nỗ lực đáp trả đòn tấn công tên lửa từ liên minh Mỹ-Anh-Pháp nhằm vào một số địa điểm tại Syria.

Trang Debka tiết lộ một số thông tin và nhận định khác xung quanh vụ tấn công tên lửa vừa qua:

1. Sáng ngày 14/4, khi loạt tên lửa hành trình của liên minh bắt đầu trút xuống các địa điểm bị cho là nơi sản xuất vũ khí hóa học Syria, thì nhóm quân Hezbollah, với sự hỗ trợ của quân Nga đã vượt sông Euphrates và chiếm quyền kiểm soát mỏ dầu Al-Umar từ tay quân đội Mỹ. Lực lượng này cũng giao tranh với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

Hai ngày trước đó, ông Ali Akbar Velyati, cố vấn của lãnh tụ tinh thần tối cao Iran - Đại giáo chủ Ali Khamenei, đã ngầm ám chỉ giải pháp này trong một cuộc họp báo tại Damascus. Ông nói: "Phía Đông sông Euphrates là một địa điểm rất quan trọng. Iran hi vọng vùng này sẽ được giải phóng và những tay lính Mỹ sẽ bị trục xuất khỏi đây."

2. Trong khi truyền thông đăng tải thông tin Moskva "án binh bất động" trước đòn tấn công do Mỹ dẫn đầu, Nga đã âm thầm chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với Mỹ và đồng minh.

Các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-22M đã xuất phát từ ngày 12/4 để tới các căn cứ quân sự Iran, do đó giảm bớt thời gian bay tới Syria và Iraq ít nhất 4 giờ đồng hồ; nhiều chuyên cơ vận tải của Nga đã băng qua eo biển Bosphorus vào ngày 13-14/4 trong tầm giám sát của tình báo Nga, đem theo các thiết bị quân sự mới cho quân đội Syria.

Đâu là con số tên lửa thực tế mà Mỹ và đồng minh đã bắn vào Syria khi các con số đưa ra giữa Mỹ, Nga và Syria có sự chênh lệch?

3. Mỹ buộc phải hạn chế tầm tấn công xuống còn 3 khu vực tại Syria, nhằm tránh đụng độ trực tiếp và gây thương vong cho quân đội Nga.

4. Trong trường hợp Syria có những kho vũ khí hóa học thật, thì đợt tấn công bằng hơn 100 quả tên lửa của Mỹ-Anh-Pháp vẫn không thể tiêu hủy hoàn toản lượng chất độc hóa học.

5. Chiến dịch quân sự của Mỹ đã bị ảnh hưởng từ cuộc tranh cãi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Nếu không nhờ ông Mattis, cuộc tấn công có thể đã không được thực hiện. Việc chậm trễ tiến hành tấn công có thể là do ông Mattis đã bất đồng ý kiến với tướng Joseph Danford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Mỹ.

Họ đoán rằng Nga và Iran sẽ không đánh chặn tên lửa trên vùng trời Syria và chỉ cần một tên lửa bay lạc cũng có thể khiến chiến tranh toàn diện Nga - Mỹ bùng nổ trên lãnh thổ Syria.

Ông Mattis đã cố gắng kết thúc chiến dịch này và gọi nó là "đòn đánh chớp nhoáng". Nhưng sau đó, tổng thống Trump tuyên bố trên TV rằng: "Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục phản ứng cho tới khi chính phủ Syria ngừng sử dụng các chất độc hóa học lên dân thường."

Ít người biết rằng trước khi ra lệnh tấn công Syria, tổng thống Donald Trump đã từng chỉ trích người tiền nhiệm Obama về vấn đề Syria trên Twitter cá nhân của mình

6. Ông Trump hoàn toàn có thể sa thải ông Mattis theo như cách ông đã sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson hồi tháng trước. Nhưng việc đó sẽ không giải quyết được kế hoạch hành động quân sự của Mỹ tại Syria.

Thay vào đó, ông Trump có thể dựa vào sự giúp đỡ của tân Ngoại trưởng Mike Pompeo và tân cố vấn an ninh quốc gia John Bolton để mở rộng hoạt động của Mỹ tại Syria, nếu tổng thống Mỹ muốn tiếp tục giáng đòn trừng phạt vào quốc gia này.

7. Chính quyền ông Trump đã tấn công các địa điểm được cho là chứa vũ khí hóa học ở Syria trong bối cảnh nước Nga không hề cam kết sẽ có điểm giới hạn trong việc trả đũa Mỹ cùng đồng minh. Nga có thể thực hiện chiến dịch quân sự lớn để loại bỏ hậu quả để lại từ cuộc tấn công của Mỹ.

Tướng Sergei Rudskoi khẳng định hệ thống phòng không ở Syria do Liên Xô sản xuất đã bắn hạ 71 trên tổng số 103 quả tên lửa bắn tới Syria. Tuy nhiên, ông không hề đề cập tên cụ thể của những loại tên lửa đã được sử dụng để đánh chặn.

Đó dường như là thông điệp gửi tới Washington, cảnh báo rằng bất kì một đợt không kích mới nào nhằm vào Syria cũng đều sẽ gặp phải sự can thiệp trực tiếp từ Nga.

8. Các quan chức Bộ Quốc phòng Nga đe dọa Nga sẽ tái đàm phán với Syria và các quốc gia khác trong việc bán hệ thống phòng không hiện đại S-300 để tự vệ trong trường hợp Mỹ không kích.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định cuộc không kích ở Syria đã thành công đánh trúng mọi mục tiêu, gây thiệt hại nhiều trang thiết bị, nguyên liệu liên quan đến vũ khí hóa học của nước này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại