Sinh vật sống đầu tiên trên Trái Đất là gì?

Cẩm Mai |

Bằng chứng đầu tiên về sự sống trên Trái Đất tồn tại trên đá cổ xưa vẫn được bảo tồn qua 4,5 tỷ năm, trong khi đá cổ xưa nhất mới tồn tại 4 tỷ năm.

Không lâu sau khi có được thông tin về đá cổ xưa nhất, thì các nhà nghiên cứu cũng thấy được bằng chứng của sự sống

Một tập hợp các hóa thạch dạng sợi ở Australia, có thể là phần còn lại của tấm thảm vi khuẩn có thể hấp thụ năng lượng Mặt trời cách đây khoảng 3,5 tỷ năm.

Bằng chứng cho sự sống lâu đời nhất của thế giới là tập hợp các loại đá ở Greenland có thể chứa hóa thạch của vi khuẩn 3,7 tỷ năm tuổi, tạo thành cấu trúc đá đa tầng, gọi là đá stromatolite.

Sinh vật sống đầu tiên trên Trái Đất là gì? - Ảnh 1.

Đá stromatolite ở Vịnh Shark, phía tây Australia.

Một số nhà khoa học khẳng định đã thấy bằng chứng sự sống trong đá 3,7 tỷ năm tuổi trên đảo Akilia, Greenland.

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên nói trên báo Nature về "đồng vị (hình thức của một nguyên tố có số notron khác nhau) trong những khối đá có thể biểu diễn các hoạt động trao đổi chất cổ xưa của một số loại vi khuẩn bí ẩn.

Thực tế là bằng chứng về sự sống phát sinh trên đá được nhà địa hóa học Elizabeth Bell thuộc trường Đại học California, Los Angeles (Mỹ) nêu ra lần đầu vào tháng 2/2016 trong 1 buổi nói chuyện.

Sinh vật sống đầu tiên trên Trái Đất là gì? - Ảnh 2.

Hóa thạc vi khuẩn trên đá stromatolite ở Greenland.

Giai đoạn xảy ra trước khi những phiến đá bắt đầu được biết đến, gọi là niên đại Thái Viễn Cổ. Đó là khoảng thời gian khắc nghiệt, khi tiểu hành tinh và thiên thạch thường xuyên rơi xuống xuống  hành tinh xanh.

Bà Bell và các đồng nghiệp cho biết, họ có thể có bằng chứng cho thấy cuộc sống nảy sinh trong suốt thời gian khắc nghiệt này.

Trong năm 2015, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra than chì - một dạng carbon, trong tinh thể zircon 4,1 tỷ năm tuổi. Chính tỷ lệ đồng vị trong than chì đó đã gợi mở nhiều thứ.

Kể từ khi công bố năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số chi tiết của các tập hợp carbon hiếm, mà các nhà khoa học hy vọng sẽ được phân tích sớm.

Bất kỳ sự sống nào có thể đã tồn tại đều thuộc dạng sinh vật nhân sơ prokaryote (một sinh vật đơn bào không có nhân màng bị ràng buộc hoặc cơ quan tế bào). 

Một cách tiếp cận khác nữa để săn tìm sự sống ban đầu trên Trái Đất cho thấy miệng phun thủy nhiệt đại dương có thể nắm giữ các sinh vật sống đầu tiên.

Trong một bài báo được công bố vào tháng 7/2016 trên tạp chí Vi sinh vật Tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã phân tích prokaryote để tìm các loại protein và gen chung cho tất cả các sinh vật. 

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 355 protein được chia sẻ bởi tất cả các loài vi khuẩn cổ và dòng dõi vi khuẩn. Dựa trên những protein này, họ xây dựng lại cái nhìn ban đầu về bộ gen LUCA, gợi ý rằng nó sống trong môi trường thủy nhiệt kỵ khí (không oxy).

Nếu đó là sự sống đầu tiên trên Trái Đất (hoặc ít nhất là sự sống đầu tiên để lại con cháu) sẽ giống như các vi khuẩn sinh vây quanh miệng phun dưới biển sâu ngày nay.

Nguồn: Live Science

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại