Phương án chế tạo hệ thống TLPK tầm thấp phù hợp với Việt Nam

CLHB |

Cùng với việc đầu tư mua sắm các loại vũ khí - khí tài mới, Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng nên từng bước phát triển tiềm lực công nghiệp quốc phòng trong nước.

Không quân Nhân dân Việt Nam đang trong quá trình tiến thẳng lên hiện đại khi được đầu tư mua sắm nhiều vũ khí trang bị mới. Các máy bay thế hệ cũ, lạc hậu như MiG-21, Su-22 đã và đang dần bị loại biên để thay thế bằng những chiến đấu cơ hiện đại hơn trong tương lai gần.

Phương án chế tạo hệ thống TLPK tầm thấp phù hợp với Việt Nam - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-21 trang bị tên lửa K-13 (ngoài) và R-60 (trong)

Do những tiêm kích trên từng là chủ lực của Không quân Việt Nam, có số lượng vũ khí đi kèm đồ sộ, như các dòng tên lửa đối không K-13 (AA-2A Atoll) và R-60 (AA-8 Aphid). Nếu có phương án cải tiến, sử dụng hợp lý, các tên lửa đó hoàn toàn có thể tiếp tục phát huy hiệu quả.

Phương án chế tạo hệ thống TLPK tầm thấp phù hợp với Việt Nam - Ảnh 2.

Tên lửa R-60 (trên) và K-13 (dưới)

Một phương án Việt Nam nên tính tới là hoán cải chúng thành tên lửa phòng không phóng đi từ mặt đất như nhiều nước từng làm. Chúng ta có thể tham khảo qua cách thức mà Nam Tư (cũ) đã thực hiện.

Các hệ thống phòng không sử dụng tên lửa không đối không của Nam Tư

Ý tưởng sử dụng tên lửa không đối không làm tên lửa phòng không lần đầu xuất hiện ở Nam Tư vào giữa thập niên 1990, với những phiên bản đơn giản dùng khung gầm xe tải TAM-150, trang bị 2 tên lửa K-13 (AA-2 Atoll) trên ray phóng.

Phương án chế tạo hệ thống TLPK tầm thấp phù hợp với Việt Nam - Ảnh 3.

Hệ thống phòng không đơn giản với 2 tên lửa K-13 trên khung gầm xe tải TAM-150

Sáng kiến trên tiếp tục được phát triển và hoàn thiện hơn với các biến thể RL-2 và RL-4 dùng khung gầm tận dụng từ pháo phòng không tự hành M53/59 Praga.

Phương án chế tạo hệ thống TLPK tầm thấp phù hợp với Việt Nam - Ảnh 4.

  Hệ thống RL-2 và RL-4 trên khung gầm M53/59 

Trong đó, RL-2 mang 2 tên lửa R-60 (AA-8 Aphid) còn RL-4 là 1 lên lửa R-73 (AA-13 Archer) với đầu dò hồng ngoại cho khả năng bắn-quên. 

Phương án chế tạo hệ thống TLPK tầm thấp phù hợp với Việt Nam - Ảnh 5.

  Hệ thống RL-2 với 2 tên lửa R-60 cùng tầng khởi tốc

Để tăng tầm bắn khi được phóng đi từ mặt đất, tên lửa đã lắp thêm tầng khởi tốc cải tiến từ đạn của các hệ thống rocket phóng loạt. Cơ chế kiểm soát bắn của hai tổ hợp trên khá đơn giản.

Theo thông tin từ  Học viện kỹ thuật quân sự Belgrade - Đơn vị chịu trách nhiệm chính thiết kết RL-2 cũng như RL-4, tầm bắn tối đa của chúng lần lượt là 7,5 km và 8,6 km, trần bay hiện vẫn chưa được tiết lộ.

Phương án chế tạo hệ thống TLPK tầm thấp phù hợp với Việt Nam - Ảnh 6.

  Hệ thống RL-4 với 1 tên lửa R-73 cùng tầng khởi tốc

Kết luận

Nhìn chung, hệ thống như RL-2 và RL-4 có cấu tạo hết sức đơn giản. Tính năng lẫn hiệu quả không thể so sánh được với tổ hợp phòng không hiện đại, do K-13 và R-60 là tên lửa cũ, sức chiến đấu hạn chế, cơ chế tìm kiếm phát hiện mục tiêu cũng như kiểm soát bắn còn thô sơ. 

Tuy nhiên với ưu điểm là dễ chế tạo, chúng ta cũng nên nghiên cứu và cân nhắc phương án trên cho lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam bởi:

- Hệ thống không đòi hỏi công nghệ quá cao, có thể tự chủ về kỹ thuật, dễ tùy biến phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. 

Công nghiệp quốc phòng trong nước đã sản xuất thành công nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa, ứng dụng thành tựu này vào việc chế tạo tầng đẩy khởi tốc là khả thi. 

Phát triển những tổ hợp đơn giản trên sẽ tạo tiền đề tiến tới làm chủ và cho ra đời các hệ thống phòng không tiên tiến hơn.

- Tính kinh tế: Cũng vì cấu tạo đơn giản cho nên RL-2 và RL-4 có chi phí thấp, đồng thời còn giúp tận dụng số lượng lớn tên lửa K-13 và R-60 có trong trang bị của Không quân Việt Nam. 

Nếu sử dụng hợp lý, những vũ khí đó sẽ là giải pháp làm giảm gánh nặng đè lên ngân sách quốc phòng trong khi vẫn đạt mục đích mong muốn.

Phương án chế tạo hệ thống TLPK tầm thấp phù hợp với Việt Nam - Ảnh 7.

  Xe mang phóng tự hành của hệ thống SPYDER-SR

- Mặc dù thua kém nhiều hệ thống phòng không hiện đại, nhưng nếu có chiến thuật hợp lý, kết hợp với các khí tài tối tân thì vũ khí "cổ lỗ" vẫn đủ khả năng bắn hạ máy bay đối phương. 

Tiêu biểu như tổ hợp SPYDER mới vào biên chế cũng sử dụng tên lửa nguồn gốc không đối không, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng SPYDER và các loại radar hiện đại để phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho những hệ thống cũ, giúp chúng hoàn thành nhiệm vụ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại