Dừng Kilo-636, Việt Nam chuyển sang mua sắm tàu ngầm Phương Tây?

GTS |

Kilo-636 không thua kém mà còn hiện đại hơn nhiều loại tàu ngầm đang vận hành trên Thế giới bây giờ. Nhưng nó lại chưa hoàn toàn thỏa mãn tham vọng 1 cường quốc như Nga.

Tàu ngầm lớp Kilo-636 được phát triển dựa trên tàu ngầm Project 877EKM, kế thừa những đặc tính ưu việt và được cải tiến đáng kể như động cơ diesel mạnh hơn, tăng tốc độ hành trình khi lặn, tầm hoạt động lên tới 7.500 hải lý, giảm tiềng ồn khi hoạt động.

Nhờ tiếng ồn được giảm đáng kể, chúng có khả năng tiếp cận tới các biên đội tàu nổi của địch và dùng tên lửa 3M-54E Club-S tiêu diệt, trước khi bị chúng phát hiện.

Tàu Kilo-636 được trang bị hệ thống thông gió và điều hòa không khí mới, để có thể hoạt động trong các môi trường biển khác nhau, tạo thuận lợi trong sinh hoạt và chiến đấu của thủy thủ đoàn.

Thách thức lớn với Lực lượng tàu ngầm Việt Nam

Sau hơn 20 năm ra đời và phát triển, thời gian quá lâu cho 1 lớp tàu ngầm chạy điện – diesel và nó chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của Hải quân Nga. Hiện vẫn chưa rõ Nga sẽ sử dụng tàu ngầm Lada hay là phát triển tàu ngầm lớp Kalina với AIP tiên tiến.

Dừng Kilo-636, Việt Nam chuyển sang mua sắm tàu ngầm Phương Tây? - Ảnh 1.

 Tàu ngầm Kilo-636 của Hải quân Việt Nam

Dây chuyền tàu ngầm Kilo-636 có nguy cơ sớm bị đóng, kể cả khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đặt đóng thêm 6 chiếc cho Hạm đội Thái Bình Dương, khiến cho việc tăng năng lực tác chiến và sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Việt Nam với vũ khí từ đối tác truyền thống là Nga trở nên kém khả thi hơn.

Thay vào đó, Việt Nam nên chuyển mối quan tâm sang các lớp tàu ngầm hiện đại của phương Tây để gia tăng năng lực tác chiến trong điều kiện mới.

Hướng đi nào cho lực lượng tàu ngầm Hải quân Việt Nam?

Khi mà Nga vẫn đang tiếp tục thử nghiệm thế hệ tàu ngầm điện – diesel tiếp theo cho riêng mình, thì Việt Nam bắt buộc phải tự tìm cho mình thế hệ tàu ngầm mới để đáp ứng được thách thức từ các mối đe dọa trên biển từ các quốc gia khác.

Việc trang bị, liên tục hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm cũng là xu thế chung của các nước có vùng biển năng động có tuyến hàng hải quốc tế đi qua như Việt Nam, hay các quốc gia biển khác.

Trong số đó, hải quân Singapore cũng sắp được trang bị các tàu ngầm Type-218SG (phiên bản tàu ngầm Type-214 cho Singapore) được mua từ Đức để thay thế cho các tàu ngầm mua từ Thụy Điển được đóng từ những năm 1990.

Điều đó càng quan trọng và cấp thiết hơn trong tình hình biển Đông ngày càng phức tạp như hiện nay.

Ngoài Nga, vẫn còn rất nhiều thế hệ tàu ngầm điện – diesel hiện đại của phương Tây đã thể hiện được tính năng của mình trong lực lượng Hải quân các nước, có thể đáp ứng tiêu chí mua sắm vũ khí của Việt Nam.

Tàu ngầm điện – diesel lớp Type-214 của Đức:

Type-214 là một biến thể của Type-212 dành cho xuất khẩu. Nó ứng dụng hầu hết công nghệ của Type-212 bao gồm cả động cơ không khí độc lập AIP.

Dừng Kilo-636, Việt Nam chuyển sang mua sắm tàu ngầm Phương Tây? - Ảnh 2.

 Tàu ngầm Type-214 của Đức

Điểm khác biệt lớn nhất là loại thép không từ tính tuyệt mật trên Type-212 không được sử dụng cho Type-214. Hàn Quốc, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã đặt hàng loại tàu ngầm phi hạt nhân tối tân này cho hải quân của mình.

Vũ khí trên tàu gồm 8 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể phóng tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon hay bắn loại ngư lôi dẫn hướng bằng cáp quang DM24A. Ngư lôi này có tầm bắn 50 km, tốc độ tối đa 92,6 km/h.

Type-212 còn có trang bị 1 hệ thống tên lửa IDAS để chống lại các mối đe dọa đường không tầm thấp.

Type-212 hội tụ những tinh hoa công nghệ tàu ngầm Đức, biến nó thành sát thủ dưới mặt nước đáng sợ nhất thế giới.

Thiết kế thủy động lực học độc đáo cho phép tàu ngầm này hoạt động ở những vùng nước sâu chỉ 17 m, rất thích hợp với các vùng biển nông của Việt Nam.

Điều đó cho phép nó tiếp cận bờ biển gần hơn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào trên thế giới.Type-212 là tàu ngầm đầu tiên của Đức áp dụng công nghệ động cơ không khí độc lập AIP cho phép hoạt động êm hơn và lâu hơn dưới nước.

Tháng 4/2006 tàu ngầm Type-212 số hiệu U-32 đã lập kỷ lục dành cho tàu ngầm phi hạt nhân khi lặn liên tục quãng đường 1.500 hải lý mà không trồi lên mặt nước. Tháng 5/2013 tàu ngầm U-36 đã lập một kỷ lục khác khi lặn liên tục trong 18 ngày mà không cần sử dụng ống thở.

Một trong những tính năng đỉnh của tàu ngầm Type-212 là loại thép không từ tính tuyệt mật giúp nó vô hình trước thiết bị dò từ trường (MAD).

Tàu có chiều dài 56,08m, rộng 7m.Lượng giãn nước khi nổi là 1450 tấn, và 1830 tấn khi lặn.Vận tốc tối đa khi lặn 37km/h. Tàu có tầm hoạt động 14800km khi chạy ở vận tốc 15km/h.

Tàu ngầm điện – diesel lớp Soryu của Nhật Bản:

Tàu ngầm lớp Sōryū (tiếng Nhật: そうりゅう) hay 16SS là loại mẫu cải tiến của tàu ngầm lớp Oyashio sử dụng động cơ điện-diesel.

Đây hiện là loại tàu ngầm mới nhất hoạt động trong lực lượng tự vệ biển, nó có kích thước lớn hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào do Nhật Bản đóng sau chiến tranh thế giới thứ hai. Loại tàu ngầm này có thể phân biệt dễ dàng với loại tàu ngầm Oyashio do đuôi bánh lái có hình chữ X.

Dừng Kilo-636, Việt Nam chuyển sang mua sắm tàu ngầm Phương Tây? - Ảnh 3.

 Tàu ngầm điện – diesel lớp Soryu của Nhật Bản.

Tàu ngầm lớp Sōryū được trang bị 4 động cơ Stirling 4V-275R Mk-III hoạt động không cần không khí do Kawasaki Heavy Industries nghiên cứu chế tạo, giúp nó lặn được lâu hơn.

Tàu có chiều dài 84 m, chiều rộng 9,1 m, lượng giãn nước khi nổi là 2.900 tấn, khi lặn là 4.200 tấn. Các tàu này được trang bị 4 hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập Stirling nên có thể ở dưới nước lâu hơn các tàu ngầm chạy điện – diesel khác.Tốc độ tối đa khi nổi là 13 hải lý/h và 20 hải lý/h khi lặn.

Tàu ngầm điện – diesel lớp Barracuda:

Phiên bản tàu ngầm Barracuda xuất khẩu cho Úc có chiều dài 90 m, đường kính 8,8 m, lượng choán nước khi nổi 4.000 tấn, 4.500 tấn khi lặn. Tàu có thể lặn sâu tối đa 350 m. Thủy thủ đoàn 60 người, tàu có thể chở theo 12 biệt kích.

Tàu được trang bị những công nghệ tác chiến dưới nước tiên tiến nhất của Pháp, có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra, chống tàu mặt nước, chống ngầm, tấn công mặt đất, trinh sát, thu thập thông tin tình báo, triển khai biệt kích.

Dừng Kilo-636, Việt Nam chuyển sang mua sắm tàu ngầm Phương Tây? - Ảnh 4.

 Tàu ngầm điện – diesel lớp Barracuda.

Cảm biến chính trên tàu là hệ thống định vị thủy âm mảng pha đa chức năng do tập đoàn Thales chế tạo. Người ta trang bị cho tàu hệ thống quản lý chiến đấu tích hợp SYCOBS cho phép đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị một radar để tìm kiếm mục tiêu mặt nước, hệ thống liên lạc vệ tinh, sóng âm. Các chuyên gia quân sự dự đoán, phiên bản Barracuda xuất khẩu cho Úc sẽ sử dụng hệ thống cảm biến tương tự phiên bản của Pháp.

Về vũ khí, tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm. Ống phóng này có thể khởi động ngư lôi hạng nặng Black Shark, hoặc phóng tên lửa chống hạm Exocet.

Cơ số ngư lôi, tên lửa mang theo khoảng 18 quả. Ngoài ra các tàu ngầm của Pháp hiện nay đang thử nghiệm khả năng bắn tên lửa phòng không MICA qua ống phóng lôi 533mm. Nếu điều này đi vào hiện thực thì tàu có khả năng tác chiến tổng hợp cực mạnh.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng to lớn trên biển và các mối đe dọa tiềm tàng, 1 lữ đoàn tàu ngầm 6 chiếc Kilo 636 của Việt Nam dường như là không đủ.

Và điều tất yếu của Việt Nam khi muốn duy trì sức mạnh trên Biển Đông thì cần trang bị 1 lớp tàu ngầm mới hơn và hiện đại hơn. Khi Nga vẫn còn đang thử nghiệm thế hệ tàu ngầm mới cho họ, thì lựa chọn các tàu từ những bạn hàng phi truyền thống từ phương Tây hay Nhật Bản là lựa chọn hợp lý.

Tất nhiên, lựa chọn loại tàu còn phụ thuộc vào nhiều tố trong đó có cả những yếu tố phi quân sư.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại