Nghịch lý chiến tranh: B-52 bật đèn cho phi công VN ngắm bắn

Quyết Thắng |

"Pháo đài bay" B-52 của Mỹ có thể bịt mắt được radar nhưng lại không thể trốn được đôi mắt tinh tường của những phi công Việt Nam.

Át chủ bài và mưu đồ chiến lược của Mỹ

Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc do đế quốc Mỹ tiến hành là một trong những cuộc chiến hiện đại, phức tạp và khốc liệt nhất lịch sử thế giới.

Trong các chiến dịch Sấm Rền (từ 2/3/1965 đến 1/11/1968 ); Linebacker I (từ 6/4/1972 đến 22/10/1972); Linebacker II (từ 18/12/1972 đến 29/12/1972), Mỹ huy động một lực lượng không quân, hải quân khổng lồ với tất cả các phương tiện, thiết bị hiện đại nhất bấy giờ.

“Pháo đài bay B-52” được Mỹ coi là át chủ bài với kỳ vọng sẽ "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá”, đè bẹp ý chí chí chiến đấu của quân dân ta.

Để thực hiện ý đồ đó, B-52 được huy động với số lượng lớn, đi cùng hộ tống là hàng chục máy bay bảo vệ cùng các phương tiện gây nhiễu hiện đại.


Máy bay ném bom B-52 được coi là át chủ bài của Mỹ trong các cuộc không kích với tham vọng bẻ gãy ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam

Máy bay ném bom B-52 được coi là "át chủ bài" của Mỹ trong các cuộc không kích với tham vọng bẻ gãy ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam

Vòng bảo vệ chặt chẽ bằng những khí tài tác chiến điện tử tiên tiến đã khiến lực lượng phòng không, không quân Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong nhiệm vụ phát hiện và bắt B-52 phải trả giá.

Ỷ vào các phương tiện điện tử hiện đại và đội quân hộ tống hùng hậu, Mỹ tự huyễn hoặc phi công của mình rằng, các đợt không kích chỉ là cuộc dạo chơi trên bầu trời miền Bắc.

Nhưng không ngờ, sự chủ quan ấy đã tạo ra những nghịch lý “cười ra nước mắt” cho phi công Mỹ.

Chúng không ngờ khi các radar trên tiêm kích MiG-21 bị che mắt thì phi công Việt Nam còn có thể ngắm bắn B-52 bằng mắt thường.

Cơ sở để thực hiện điều này chính là nhờ đèn hiệu của máy bay B-52. Do bay theo đội hình ở tốc độ cao cùng với các máy bay F-4, F-105 nên B-52 phải bật đèn hiệu trên lưng để các máy bay khác giữ cự ly, tránh va chạm.

MiG-21 lập chiến công nhờ... đèn hiệu của B-52

MiG-21 ra quân chiến dịch tìm diệt В-52 đầu tiên vào ngày 18/12/1972. 19h28, xuất kích từ sân bay Nội Bài, máy bay tăng tốc đến độ cao 5.000 m, ở khoảng cách 10–15 km thì phát hiện các điểm sáng đèn tín hiệu hoa tiêu của B-52.

Báo cáo sở chỉ huy và nhận mệnh lệnh tiến công, phi công ta bật động cơ tăng tốc, thả thùng dầu phụ và tiếp tục lấy độ cao cùng bẻ lái về phía bên phải. Đạt độ cao 10.000m, khoảng cách mục tiêu 10 km, radar RP – 21 được bật ở chế độ sục sạo mục tiêu.

Tuy nhiên, do địch phát hiện nên sau 3-5 giây, phi công ta nhận thấy các đèn hoa tiêu của B-52 vụt tắt, nhiễu chủ động bao trùm toàn bộ màn hình radar kính ngắm. Sau đó, địch phóng tên lửa về MiG-21 nhưng may mắn không gây thiệt hại cho ta.

Trận đầu đánh B-52 tuy thất bại nhưng giúp ta có được những kinh nghiệm về yếu tố bí mật bất ngờ và càng nung nấu quyết tâm bắn rơi B-52 trên bầu trời Hà Nội.


Máy bay B-54 luôn được bảo vệ bởi một đội hình các máy bay tiêm kích, gây nhiễu

Máy bay B-54 luôn được bảo vệ bởi một đội hình các máy bay tiêm kích, gây nhiễu

Chiếc B-52 đầu tiên bị MiG-21 bắn rơi vào ngày 27/12/1972. Vào lúc 22h02, xuất kích từ sân bay Yên Bái, phi công Phạm Tuân trên MiG 21 thực hiện động tác lấy độ cao 5.000 m, sau đó thả thùng dầu phụ, bật động cơ tăng tốc và kéo máy bay lên đến độ cao 10.000 m.

Ở độ cao 6.000 m, Phạm Tuân phát hiện trên cao phía bên trái có các chớp đèn hoa tiêu của B-52, quan sát các đốm sáng bằng mắt thường, phi công tiếp tục lấy độ cao cơ động tiếp cận lấy góc bắn.

Đạt độ cao 10.000m và góc nghiêng 70 độ, Phạm Tuân tiếp cận mục tiêu với tốc độ 1.300 km/h, ở khoảng cách 2.000 – 2.500 m đưa mục tiêu vào vòng ngắm và phóng liên tiếp hai tên lửa.

Cả hai đều đánh trúng vào mục tiêu, MiG 21 nhanh chóng bẻ lái thoát ly trận đánh, hạ cánh án toàn.

Chiến công này có được do phi công đã sử dụng đường bay chính xác, duy trì được yếu tố bí mật bất ngờ và lợi dụng tốt yếu tố làm lộ mục tiêu từ đèn hoa tiêu trên B-52.

Chiếc B-52 thứ hai bị MiG-21 bắn rơi ngày 28/12/1972. Vào lúc 21h28 từ sân bay dã chiến ở Thạch Thành - Thanh Hóa, MiG-21 của phi công Vũ Xuân Thiều độc lập cất cánh đánh chặn B-52.

Máy bay tăng hết tốc độ, đạt độ cao 4.000 m và theo lệnh từ sở chỉ huy, phi công thả thùng dầu phụ, bật động cơ tăng tốc, lấy góc quỹ đạo bay 350 độ, cao độ 10.000 m.

Ở độ cao 7.000 m, thượng úy Vũ Xuân Thiều phát hiện mục tiêu B-52 bay phía trước với đèn tín hiệu hoa tiêu.

Khi khoảng cách đến mục tiêu từ 8-10 km, độ cao 9.000-9.500 m, radar trinh sát ở đuôi máy bay B-52 phát hiện MiG-21, kíp lái B-52 tắt đèn tín hiệu và bật các đài gây nhiễu chủ động.

Do bị địch gây nhiễu, đòn tấn công bằng tên lửa chỉ làm máy bay B-52 bị thương. Không để B-52 bay thoát, với tốc độ cao, Vũ Xuân Thiều đã lao cả chiếc MiG-21 vào để tiêu diệt B-52.


Cuộc chiến giữa MiG-21 và B-52 đã thể hiện lòng dũng cảm và sự mưu trí của Không quân Việt Nam

Cuộc chiến giữa MiG-21 và B-52 đã thể hiện lòng dũng cảm và sự mưu trí của Không quân Việt Nam

Những chiến công của MiG-21 đã thể hiện được sự quyết tâm và lòng dũng cảm của Không quân Việt Nam.

Không chỉ vậy, những chiến công này còn thể hiện được sự sáng tạo, mưu trí của quân dân ta trong cuộc chiến tranh điện tử phức tạp với cường quốc hàng đầu thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại