“Vũ khí” để sống sót trong một thành phố ô nhiễm không khí

Hoàng Hương |

Một chuyên gia y tế ở Ấn Độ đã đưa ra những lời khuyên hữu hiệu để mỗi người dân tự bảo vệ mình trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng.

Không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang đau đầu với tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người dân, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.

Dẫu biết “sống chung với lũ”, nhưng mỗi cá nhân nên biết tự trang bị “vũ khí” để cứu chính mình và người thân. Đó cũng là thông điệp mà Tiến sĩ Pankaj Sayal, chuyên gia tư vấn các vấn đề về phổi, Bệnh viện PSRI ở New Delhi, Ấn Độ gửi đến cho những cư dân sống trong các thành phố lớn.

Đồng thời, ông đã đưa ra 5 lời khuyên hữu ích để mỗi người nên tự bảo vệ trước tình trạng ô nhiễm không khí.

1. Đeo khẩu trang

Khẩu trang là một loại mặt mạ bảo vệ được sử dụng để bịt vùng mặt (thường là mũi, miệng) để ngăn ngừa bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp.

Tuy nhiên, bạn nên giặt sạch khẩu trang thường xuyên để luôn được hít không khí trong sạch.

2. Tránh khói thuốc lá

Bạn đang hít thở không khí vốn rất ô nhiễm, vì vậy hãy tránh xa những người hoặc nơi hút thuốc, để sức khỏe của mình không bị ảnh hưởng thêm.

3. Tránh ra ngoài vào giờ cao điểm

Vào giờ cao điểm, lượng xe lưu thông trên đường rất cao, nên mức độ ô nhiễm càng lớn. Giờ đó, hãy tránh ra ngoài đường và giành 30 phút tản bộ trong công viên.

4. Luôn đóng kín cửa xe ô tô khi đi trên đường

Tránh mở cửa kính khi đang ngồi trên xe ô tô. Hành động này giúp bạn hạn chế tiếp xúc với khói xe và bụi bặm.

5. Thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng

Để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, hãy sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm. Đây cũng là cách làm sạch môi trường sống của chính mình.

6. Luôn đóng cửa và cửa sổ trong nhà

Hãy luôn đóng cửa chính và cửa sổ để không khí ô nhiễm không xâm nhập vào nhà nếu bạn sống trong một khu vực ô nhiễm.

* Theo India Times

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại